(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam trong các ngành may mặc, da giày như Hoa Kỳ, các nước EU... Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp (DN) đã nhận định là một trong những thách thức không nhỏ trong chuỗi cung cầu hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ đánh giá kịp thời tình hình, chủ động, linh hoạt trong các giải pháp thích ứng và điều hành sản xuất nên phần lớn các DN may mặc, da giày trong tỉnh vẫn phát triển được hệ thống khách hàng và đạt được những kết quả sản xuất khả quan.

Doanh nghiệp may mặc, da giày chủ động khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam trong các ngành may mặc, da giày như Hoa Kỳ, các nước EU... Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp (DN) đã nhận định là một trong những thách thức không nhỏ trong chuỗi cung cầu hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ đánh giá kịp thời tình hình, chủ động, linh hoạt trong các giải pháp thích ứng và điều hành sản xuất nên phần lớn các DN may mặc, da giày trong tỉnh vẫn phát triển được hệ thống khách hàng và đạt được những kết quả sản xuất khả quan.

Doanh nghiệp may mặc, da giày chủ động khắc phục khó khăn, ổn định sản xuấtCông nhân Công ty TNHH Giày Alenna (Yên Định) trong ca sản xuất.

Công ty TNHH L.Y International, thị xã Bỉm Sơn, là một DN nhỏ trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa may mặc xuất khẩu. Vừa mới thành lập, lại gặp ngay “bão COVID-19” khiến hoạt động sản xuất của đơn vị gặp không ít tác động. Ông Trịnh Đình Linh, giám đốc công ty, cho biết: Để tìm được hướng sản xuất ổn định trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn có thể kéo dài, đơn vị đã nghiên cứu, tìm kiếm cơ cấu các đơn hàng gia công phù hợp và thuận lợi đối với tình hình tiêu thụ tại các quốc gia, như Mỹ, Nhật Bản. Do đó, 6 tháng đầu năm, công ty vẫn đủ đơn hàng cho nhà máy hoạt động. Dự kiến, sau khi đào tạo được lực lượng lao động với tay nghề ổn định, đơn vị sẽ tiếp tục đưa thêm 2 dây chuyền mới vào sản xuất.

Cũng trong bối cảnh này, một số DN may mặc thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã thực hiện tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, nhằm duy trì, bảo đảm việc làm cho người lao động đã gắn bó lâu năm. Hiện, ngoài việc tìm kiếm thêm thị trường thuận lợi tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, nhiều DN cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ, như: khẩu trang, quần áo, phụ kiện mặc ở nhà để cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, nhờ các giải pháp thích ứng tốt trong tìm kiếm thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc đã có tín hiệu khả quan ngay từ những tháng đầu năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm, nhóm sản phẩm da giày, may mặc tăng trưởng ổn định, tiếp tục đóng góp cao vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và tăng trưởng công nghiệp. Trong đó, ngành may mặc đạt 64,6 triệu sản phẩm, bằng 98,4% kế hoạch; da giày đạt gần 66,2 triệu đôi, tăng 39,1% so với cùng kỳ. Ngoài các sản phẩm truyền thống như hàng thời trang, áo sơ mi, jacket, hầu hết các đơn vị dệt may trên địa bàn tỉnh đều tăng cường sản xuất thêm các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch trong nước và xuất khẩu, như: khẩu trang kháng khuẩn, đồ bảo hộ y tế... đáp ứng nhu cầu thị trường và thuận lợi trong tiêu thụ.

Theo nhận định của ngành công thương, hiện nay, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bắt đầu được khôi phục trở lại, khi quốc gia này đã kiểm soát được dịch bệnh. Do đó, nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu cho ngành may mặc trong thời gian tới sẽ có diễn biến tích cực. Được biết, Bộ Công Thương đang chỉ đạo Vụ Thị trường ngoài nước, Vụ Kế hoạch cập nhật diễn biến tại các nền kinh tế đối tác về tình hình dịch bệnh, chính sách tác động tới thương mại, chuỗi cung ứng. Từ đó, Bộ Công Thương sẽ phân tích, đánh giá kịch bản ứng phó để báo cáo Chính phủ. Bộ Công Thương cũng đang khẩn trương làm việc với các DN, ngành hàng may mặc để định lượng, xác định khó khăn, thách thức về thị trường, tín dụng, lao động... để đưa ra kế hoạch và đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho DN trong lĩnh vực này. Đồng thời, tiếp tục đàm phán, hỗ trợ thông tin các thị trường Việt Nam ký FTAs để các DN nắm bắt, tiếp cận các ưu đãi, nhất là các DN trong lĩnh vực may mặc, da giày chiếm cơ cấu cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Sở Công Thương cũng sẽ thường xuyên thông tin cho các DN về tình hình thị trường, giúp các DN chủ động trong xây dựng kế hoạch, tái cơ cấu, tranh thủ thời cơ phục hồi, phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Với sự chủ động về phương án sản xuất, những tín hiệu khả quan về đơn hàng và thị trường, các DN may mặc, da giày trong tỉnh đang tiếp tục tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường, xúc tiến ký kết thêm các hợp đồng mới cho những tháng cuối năm.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]