(Baothanhhoa.vn) - Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và tăng giá trị của sản phẩm. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Nông Cống đặc biệt quan tâm đến công tác này.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Nông Cống

Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và tăng giá trị của sản phẩm. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Nông Cống đặc biệt quan tâm đến công tác này.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Nông CốngMô hình trồng rau, củ, quả theo hướng VietGAP của Công ty CCP Chế biến nông sản Trung Thành.

Chúng tôi tìm đến mô hình trồng rau, củ, quả rộng 40 ha theo hướng VietGAP của Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (trên địa bàn các xã Công Bình, Yên Mỹ, Công Chính) đúng thời điểm công nhân đang tất bật với việc thu hoạch cà chua, ngô ngọt... Qua trao đổi với ông Lê Trường Tùng, giám đốc công ty được biết: nhận thấy việc tích tụ ruộng đất để đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao, nên từ nhiều năm nay, công ty đã chủ động liên kết với HTX dịch vụ nông nghiệp của các xã Công Bình, Yên Mỹ, Công Chính... để trồng các loại rau, củ, quả như cà chua, ngô ngọt, dưa bao tử... theo hướng VietGAP. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, công ty đã chủ động đầu tư máy móc hiện đại từ khâu cấy giống, chăm sóc, hệ thống tưới nhỏ giọt, đến khâu thu hoạch một cách đồng bộ, nhờ đó cho năng suất và chất lượng ổn định. Trung bình mỗi năm công ty thu hoạch được 15 - 20 nghìn tấn dứa, 300 tấn dưa bao tử, ngô ngọt gần 200 tấn. Do thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc nên các sản phẩm đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được đưa về công ty để chế biến thành dứa đóng hộp, ngô đóng hộp, dưa bao tử đóng hộp mang đi xuất khẩu. Hiện tại, công ty đã đầu tư hệ thống máy móc phục vụ chế biến như máy rửa nguyên liệu, máy thái, máy đóng lon tự động... Từ việc ứng dụng KHCN đã giúp công ty giảm bớt được nhân công lao động, sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời công ty cũng đã xây dựng thành công 3 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh là dứa đóng hộp, ngô đóng hộp và dưa bao tử đóng hộp.

Cùng với Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, thời gian qua, việc ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp đã được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn huyện Nông Cống. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã có nhiều mô hình sản xuất rau, củ, quả an toàn theo chuẩn VietGAP, trồng trong nhà lưới, ứng dụng KHCN sử dụng hệ thống bón phân và tưới nước tự động. Tiêu biểu phải kể đến như mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng 0,5 ha rau má (xã Thăng Bình) trừ chi phí cho thu nhập khoảng 230 triệu/ha/năm. Cùng với đó, toàn huyện hiện có 46 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 22 trang trại chăn nuôi, 6 trang trại trồng trọt và 18 trang trại tổng hợp. Ngoài ra, huyện Nông Cống đã xây dựng được nhiều sản phẩm OCOP trong lĩnh vực nông nghiệp đạt chuẩn từ 3 sao cấp tỉnh trở lên, như ngô ngọt đóng hộp Trường Tùng, thịt lợn an toàn Xuân Hiếu, dưa bao tử đóng hộp Trường Tùng...

Xác định KHCN là vấn đề then chốt trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Nhất là việc tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo thống kê, trong năm 2022, tổng diện tích tích tụ tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện là 423 ha. Cùng với đó, huyện đã hỗ trợ, khuyến khích các địa phương đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối các nhà, hỗ trợ vốn vay xây dựng nhà xưởng để phát triển sản xuất. Thường xuyên phối hợp với các cấp, ngành mở các lớp tập huấn về ứng dụng KHCN cho người dân, các HTX trên địa bàn tham gia. Đồng thời, tích cực thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn...

Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn. Trong đó, chủ yếu về quy mô các mô hình còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu vẫn là hình thức sản xuất nông hộ; tính đồng bộ, khả năng ứng dụng KHCN còn hạn chế; hạ tầng phục vụ sản xuất vẫn còn bất cập, chưa được đầu tư nhiều, nhất là các vùng được chuyển đổi cơ cấu cây trồng; khả năng thu hút doanh nghiệp còn hạn chế, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành trồng trọt chưa nhiều, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn thiếu nguồn lực đầu tư, nhất là rất khó tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ đất và tài sản trên đất nông nghiệp; việc xây dựng thương hiệu, xây dựng mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu, quảng bá sản phẩm còn chậm và ít...

Để tháo gỡ những khó khăn trên, thời gian tới huyện Nông Cống tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, ứng dụng KHCN để phát triển sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh khuyến khích người dân thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; chú trọng quảng bá bao tiêu sản phẩm cho người dân...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]