(Baothanhhoa.vn) - Lam Kinh những ngày mùa thu, cả không gian như được bao phủ bởi sắc thu, khí thu dịu dàng, trong trẻo. Trong những toà thái miếu, thi thoảng vọng lại hồi chuông thanh lảnh, rồi lan dần ra khoảng không trầm lắng, thanh tịnh để tan vào cái thăm thẳm của đất trời mùa thu và lôi cuốn bước chân du khách lạc vào cõi thiêng…

Về miền di sản Lam Kinh

Lam Kinh những ngày mùa thu, cả không gian như được bao phủ bởi sắc thu, khí thu dịu dàng, trong trẻo. Trong những toà thái miếu, thi thoảng vọng lại hồi chuông thanh lảnh, rồi lan dần ra khoảng không trầm lắng, thanh tịnh để tan vào cái thăm thẳm của đất trời mùa thu và lôi cuốn bước chân du khách lạc vào cõi thiêng…

Về miền di sản Lam Kinh

Cầu Bạch cong cong, duyên dáng uốn mình qua sông Ngọc đón du khách lạc bước vào miền di sản. Chưa ai đến Lam Kinh mà không một lần trầm trồ trước sự cổ kính, trang nghiêm của các toà miếu điện, lăng tẩm; càng không thể cưỡng lại sức hút từ vẻ đẹp trong xanh, khoáng đạt của khối “kiến trúc xanh” đa tầng, vốn là sự hài hoà của cỏ cây và đất trời nơi đây. Lam Kinh ngự trên gò đồi tràn ngập nắng gió. Từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ khu vực nội thành Lam Kinh ví như cánh khổng tước khổng lồ đang dang rộng để vút lên tầng không và in sắc màu trầm đỏ nổi bật giữa không gian xanh mướt tứ bề của núi rừng Lam Sơn. Vòng trong, Tây Hồ bao quanh 2 mặt, nước lặng lờ chảy; vòng ngoài, sông Chu tạo thành “vành đai nước” chạy gần như song song với Tây Hồ. Đúng như sách xưa miêu tả “Điện Lam Kinh đằng sau gối đầu vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên nước non xanh biếc”, quả thực là bức hoạ sơn thuỷ hữu tình hiếm gặp và là chốn linh thiêng thoát ly cõi trần ai.

Vậy nên, mỗi bước chân du khách đặt trên đất Lam Kinh hôm nay cũng như đang đặt trên “thánh địa” tôn nghiêm. Bởi, mỗi phiến đá trầm tích Lam Kinh cũng chính là thước đo độ sâu trầm tích của bề dày văn hoá và tư duy sáng tạo; mỗi thớ gỗ là để ngợi ca sự cầu kỳ, tinh tế và hoa mĩ trong lối kiến trúc, nghệ thuật, cùng sự khéo léo của bàn tay con người; mỗi lăng mộ, mỗi tấm bia đang kể một câu chuyện lịch sử của riêng nó, có thăng trầm và đầy tự hào; mỗi nhành cây ngọn cỏ là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử có huy hoàng, có đau thương … Để rồi, tựu trung lại, Lam Kinh là để gọi tên cái đẹp! Ngót 6 thế kỷ tồn tại, Lam Kinh không chỉ là Sơn Lăng nhà Lê, mà đã trở thành cội nguồn, tiên tổ để con dân đất Việt hướng về, tìm về chiêm bái, ngưỡng vọng.

Từ một phế tích – nạn nhân của thời gian, chiến tranh và sự vô thức của con người – Lam Kinh ngày nay đã hồi sinh diện mạo, xứng tầm di tích quốc gia đặc biệt. Di tích trọng điểm này đã và đang được các cấp từ Trung ương đến địa phương tập trung bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị nhiều năm trở lại đây. Được quy hoạch với tổng diện tích 200 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, sức hấp dẫn của Lam Kinh không chỉ nhờ các yếu tố hữu hình như cảnh sắc thiên nhiên hài hoà và khu miếu điện, lăng mộ bề thế; mà còn ở yếu tố vô hình là tính thiêng và đặc biệt là tính biểu tượng cho lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống giặc ngoại xâm, cũng như công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh trong quá khứ.

Với vẻ đẹp, các giá trị và tầm quan trọng của di sản trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá - tinh thần - tâm linh, Lam Kinh đã và đang cho thấy sức hấp dẫn tự thân đặc biệt của nó. Để rồi, về miền di sản Lam Kinh những ngày chuẩn bị khai hội “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, để cảm nhận sự giao hoà giữa đất trời và lòng người trong niềm kính ngưỡng và tự hào!

Nhóm PV CT-XH


Nhóm PV CT-XH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]