(Baothanhhoa.vn) - Dưới thời tiết trên 40 độ C, nhưng những người thợ ở làng rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc vẫn miệt mài “nổi lửa”, mưu sinh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Dưới thời tiết trên 40 độ C, nhưng những người thợ ở làng rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc vẫn miệt mài “nổi lửa”, mưu sinh.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Trong những ngày nắng nóng cực điểm, cuộc sống của người dân xứ Thanh dường như bị đảo lộn hoàn toàn, ai ai cũng cố gắng tìm cho mình những giải pháp tránh nắng tối ưu nhất. Thế nhưng, những người dân ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc vẫn miệt mài mưu sinh bên “chảo lửa”.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Chúng tôi về xã Tiến Lộc trong những ngày cuối tháng 6. Ngay từ đầu xã tiếng đe, búa đã vang vọng cả xóm làng. Quệt ngang những giọt mồ hôi trên khuôn mặt lấm lem vì bụi bẩn, ông Phạm Văn Hà (48 tuổi), làng Ngọ cho biết: “Tôi sinh ra với lên trong tiếng đe, tiếng búa. Hơn 30 năm qua cuộc sống của tôi gắn liền với nghề rèn. Nghề này phải làm việc bên bếp lửa, sức nóng cao hơn nhiều so với thời tiết ngoài trời, cứ làm lúc là mồ hôi, áo quần ướt đẫm. Những hôm trời mát còn đỡ, nhưng thời tiết nắng nóng lên khoảng trên 40 độ C như những ngày qua thì không mấy người thợ chịu được.".

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Là người hơn 20 năm gắn bó với nghề anh Phạm Văn Bình, 37 tuổi chia sẻ: “Những người dân làm nghề rèn ở xã Tiến Lộc thường thức dậy, bắt đầu công việc từ lúc 5 giờ sáng và kết thúc công việc lúc 19 giờ mỗi ngày. Còn những hôm nhiều đơn hàng thì phải làm đến 21 giờ. Chúng tôi ngoài làm rèn của ông cha truyền lại thì cũng chẳng biết kinh doanh buôn bán cái gì. Thế nên cứ phải cố gắng làm thôi, thu nhập trung bình cũng được từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày”.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Đang say sưa mài con dao vừa rèn, chị Lê Thị Lan, 33 tuổi bộc bạch: “Nhưng mấy ngày nay nắng nóng kinh khủng, chưa bao giờ thấy nắng nóng như thế này. Chúng tôi biết rèn dao, liềm, cuốc... từ lúc còn nhỏ, chủ yếu làm thủ công là chính, nghề bán mồ hôi lấy tiền mà gặp thời tiết hôm nay thì công việc cũng giảm. Mong những ngày tới hạ nhiệt để làm bù kịp đơn hàng chuyển cho khách".

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Theo những người dân nơi đây, cái nghề này kỵ nhất là thời tiết nắng nóng, bởi trong môi trường làm việc của nghề rèn bình thường nhiệt độ nung đốt lò đã rất cao và phải cầm búa gõ đập liên tục, lại thêm thời tiết nắng nóng thì khổ cực vô cùng.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Ngoài nam giới ra, ở đây phụ nữ trực tiếp làm nghề rèn rất đông, công việc tuy vất vả nhưng bù lại thu nhập cũng ổn định.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Những ngày gần đây, thời tiết ngoài trời thường trên 40 độ C nhưng khi đặt chân vào các khu lò rèn thì độ nóng cao hơn nhiều. Người không quen khi bước vào môi trường này sẽ thấy khó chịu.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Bất chấp cái nóng kinh người, những thợ rèn vẫn miệt mài làm việc.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Tiếng máy cắt, tiếng máy mài, tiếng búa chan chát vào những thanh sắt rực lửa dưới cái nóng của thời tiết khiến cho những người thợ ở làng rèn nơi đây càng thêm mệt nhọc.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Nghề rèn truyền thống ở xã Tiến Lộc có từ bao giờ thì đến các cụ cao niên trong xã cũng không rõ. Từ xưa, Tiến Lộc đã nổi tiếng với nghề rèn gắn với tên các làng: làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Do tính cần mẫn, khéo léo của thợ rèn nơi đây nên các sản phẩm như: Dao, liềm, cuốc… của nghề rèn ở xã đã được người dân nhiều nơi ưa chuộng.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Những sản phẩm được tạo ra bởi những đôi tay tài hoa, sự tỉ mỉ, mồ hôi, công sức của người thợ rèn, nó chứa đựng đầy đủ những tinh hoa, nét đặc trưng của làng rèn truyền thống này. Chính vì thế, qua hàng trăm năm, sản phẩm từ nghề rèn xã Tiến Lộc đã có mặt ở hầu hết khắp địa phương trên địa bàn cả nước.

Mưu sinh bên… “chảo lửa”

Ông Phạm Anh Khoa, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc cho biết: “Nghề rèn thu hút 2.100/5.800 lao động của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người trong xã, thu nhập trung bình từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày. Từ xưa, Tiến Lộc đã nổi tiếng với nghề rèn gắn với tên các làng: làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Những năm gần đây, nghề rèn đã bắt đầu du nhập vào 2 làng còn lại: Thị Trang và Xuân Hội. Những ngày qua, nắng nóng gay gắt khiến người làm nghề rèn càng thêm vất vả”.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Trịnh Hà - 15:14 03/07/19

 Trả lời

Làng nghề truyền thống:Quê nội tôi ơi.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]