Phe cực hữu ở châu Âu tìm cách khai thác sự bất bình của các cử tri đang mệt mỏi vì liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng trong 5 năm qua, từ COVID-19 cho đến hậu quả của cuộc xung đột tại Ukraine.

Cử tri Ireland và Cộng hòa Séc bắt đầu bỏ phiếu bầu Nghị viện châu Âu

Phe cực hữu ở châu Âu tìm cách khai thác sự bất bình của các cử tri đang mệt mỏi vì liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng trong 5 năm qua, từ COVID-19 cho đến hậu quả của cuộc xung đột tại Ukraine.

Cử tri Ireland và Cộng hòa Séc bắt đầu bỏ phiếu bầu Nghị viện châu ÂuCử tri bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 7/6, cử tri ở Ireland và Cộng hòa Séc đã bắt đầu tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP). Đây là ngày bầu cử thứ hai của cuộc bầu cử kéo dài 4 ngày ở Liên minh châu Âu (EU), sau khi Hà Lan là nước đầu tiên tiến hành cuộc bỏ phiếu.

Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 7h và sẽ đóng cửa lúc 22h (giờ địa phương). Ireland sẽ có 14 nghị sỹ tại EP, chiếm 2% trong số 720 ghế.

Trong cuộc bỏ phiếu lần này, cử tri Ireland cũng sẽ bầu 949 ghế hội đồng thành phố và quận tại 31 cơ quan chính quyền địa phương và chọn thị trưởng cho thành phố Limerick.

Tại Ireland, các cuộc bầu cử địa phương và châu Âu vốn bị chi phối bởi tình trạng thiếu nhà ở và phản ứng dữ dội đối với người nhập cư và người tị nạn.

Một số lượng kỷ lục các ứng cử viên cực hữu tranh cử vào các hội đồng địa phương và EP nhưng hiện chưa rõ liệu nhiều người có đắc cử và tham gia vào làn sóng cực hữu dự kiến trên khắp EU hay không.

Các cuộc thăm dò cho thấy gần 2/3 số cử tri nước này muốn kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn.

Tại Séc, các chính trị gia phải đối mặt với sự thờ ơ của cử tri đối với cuộc bầu cử EP. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở nước này từng thấp thứ hai trong cuộc bầu cử năm 2019, chỉ là 28,72%.

Các cuộc thăm dò cho thấy phong trào ôn hòa ANO của tỷ phú, cựu Thủ tướng Andrej Babis đang dẫn đầu, trước liên minh trung hữu.

Hầu hết 27 quốc gia EU, trong đó có các cường quốc Đức và Pháp, đều tổ chức bỏ phiếu vào ngày 9/6 tới, với tổng cộng 370 triệu người đủ điều kiện bỏ phiếu.

Phe cực hữu ở châu Âu tìm cách khai thác sự bất bình của các cử tri đang mệt mỏi vì liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng trong 5 năm qua, từ đại dịch COVID-19 cho đến hậu quả của cuộc xung đột tại Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo EU có nguy cơ bị “tê liệt” bởi sự hiện diện lớn của phe cực hữu trong EP./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]