COP28: Cảnh báo cam kết “suông” trong mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0
Theo Net Zero Tracker, hiện có khoảng 150 quốc gia đưa ra cam kết chung về mục tiêu phát thải ròng bằng 0, tuy nhiên mới chỉ có 13% trong số này đưa ra ít nhất một kế hoạch cụ thể về giảm khí đốt.
Khí thải từ nhà máy điện than ở New Haven, Tây Virginia, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhóm giám sát khí hậu Net Zero Tracker ngày 4/12 cảnh báo rằng hầu hết các quốc gia cam kết về mục tiêu phát thải ròng khí carbon bằng 0 đều chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào nhằm loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và điều này khiến những cam kết có nguy cơ chỉ là "những lời nói suông."
Nhóm Net Zero Tracker - tập hợp các chuyên gia thuộc một số trung tâm nghiên cứu uy tín, trong đó có trường Đại học Oxford của Anh - đã công bố một báo cáo mới trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), khi các đại biểu thảo luận về mục tiêu “giảm dần” hay “loại bỏ” nhiên liệu hóa thạch đang “nung nóng” Trái Đất.
Theo báo cáo, hiện có khoảng 150 quốc gia đã đưa ra cam kết chung chung về mục tiêu phát thải ròng bằng 0, tương đương giảm 88% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, mới chỉ có 13% trong số các nước này đưa ra ít nhất một cam kết cụ thể về loại bỏ dần việc sử dụng, sản xuất hoặc thăm dò than, dầu hay khí đốt.
Bà Natasha Lutz - một trong những người đứng đầu nhóm chuyên gia trên - cho rằng khả năng hiện thực hóa các cam kết về mục tiêu không phát thải ròng có thể bị xói mòn nếu chúng không được hoạch định kế hoạch rõ ràng.
Bà nêu rõ: “Khi không có kế hoạch triển khai, một lời cam kết sẽ chỉ như tấm biển quảng cáo, được tuyên truyền nhưng không bao giờ được thực hiện nghiêm túc.”
Các chuyên gia của Net Zero Tracker xem xét hơn 1.500 quốc gia, khu vực, thành phố và các công ty lớn đã cam kết về mục tiêu phát thải ròng bằng 0, phân tích mức độ nghiêm túc của họ trong việc thực hiện mục tiêu này. Kết quả cho thấy, khoảng 95% các quốc gia sản xuất dầu khí không cam kết loại bỏ dần hoạt động thăm dò.
Trong khi đó, 56% doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sản xuất than đã cam kết loại bỏ dần loại nhiên liệu đặc biệt gây tổn hại môi trường này. Một số doanh nghiệp châu Phi và châu Âu thực hiện tương đối tốt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, trong khi các công ty Mỹ lại tụt lại phía sau.
Báo cáo cũng ca ngợi Tây Ban Nha đã “luật hóa” các mục tiêu này, cũng như việc thủ đô Stockholm của Thụy Điển đưa ra mục tiêu rõ ràng về giảm phát thải và công ty năng lượng Orsted (Đan Mạch) đã thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-24 20:59:00
Mỹ điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân
-
2024-11-24 18:29:00
Liên minh châu Âu và Iran nối lại đàm phán hạt nhân vào cuối tháng
-
2023-12-04 13:13:00
Tổng thống Hàn Quốc thay Bộ trưởng Tài chính và 5 thành viên Nội các
Vụ nổ tại Philippines: Cảnh sát điều tra ít nhất 2 nghi phạm
Núi lửa phun trào ở Indonesia: 11 người leo núi thiệt mạng
Giao thông ở châu Âu gần như bị tê liệt do tuyết rơi quá dày
Iran kêu gọi Iraq giải giáp hoàn toàn các nhóm “khủng bố” ở khu vực biên giới
Quân đội Israel bắt đầu cuộc tấn công trên bộ vào phía Nam Gaza
Philippines: Con số thương vong trong vụ nổ ở Đại học bang Mindanao tăng
Đức: Tuyết rơi dày kỷ lục, hàng trăm chuyến bay bị hủy
Nhật Bản, Hàn Quốc nối lại đối thoại kinh tế cấp cao sau gần 8 năm đình trệ
WFP gia hạn thời gian hỗ trợ lương thực cho Triều Tiên thêm một năm