Chung tay vượt lũ...
Sau mỗi đợt mưa, nước từ thượng nguồn lại dồn về sông Bưởi. Để không xảy ra sự cố đáng tiếc, các cấp ủy, chính quyền và người dân vùng rốn lũ Thạch Thành lại tất bật, gồng mình ứng phó.
Lũ sông Bưởi dâng cao làm ngập nhiều đoạn đường giao thông qua xã Thành Trực trong ngày 9/9. Ảnh: Khánh Trình
Chiều 10/9, mưa trắng trời Thạch Thành. Ven Quốc lộ 217B, đường tỉnh 523... một màu trắng mênh mông của nước, che lấp những bông lúa đang gắng gượng vươn lên. Phía bên ngoài, nước sông Bưởi cuồn cuộn đổ về, dự kiến có thể còn dâng cao trong đêm.
Trước đó, tối 8, rạng sáng 9/9, lũ sông Bưởi đã dâng cao trên mức báo động II, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự xã Thành Trực đã phát lệnh di dời khẩn cấp 51 hộ dân với hơn 120 nhân khẩu ở vùng trũng thấp phía ngoài đường tỉnh 523. Sau đó, các lực lượng dân quân tự vệ, công an đã vào cuộc hỗ trợ người dân vận chuyển đồ đoàn và vật dụng thiết yếu đến những nơi cao ráo, an toàn.
Công tác vận động người dân cho các hộ gặp thiên tai ở nhờ, hoặc để đồ đoàn đã được xã tổ chức thực hiện từ nhiều ngày trước đó, nên cả người phải chuyển đi và người tiếp nhận đều đồng thuận, đùm bọc lẫn nhau.
Lãnh đạo xã Thành Trực thăm hỏi đời sống người dân có nhà bị ngập.
Sau khi lũ rút, chiều ngày 9/9, 51 hộ dân trở về quét dọn nhà cửa, ổn định cuộc sống. “Thiên tai mà, tránh sao được. Nhưng mỗi khi lũ về, nước sông dâng cao, chúng tôi luôn được quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các lực lượng địa phương”, ông Lê Dũng (SN 1966) ở thôn Đa Đụn, xã Thành Trực chia sẻ.
Thiên tai mà, tránh sao được. Nhưng mỗi khi lũ về, nước sông dâng cao, chúng tôi luôn được quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và các lực lượng địa phương. Ông Lê Dũng (Thôn Đa Đụn, xã Thành Trực) |
Nhà ông Dũng ở ngay sát đường tỉnh 523, gần sông Bưởi. Năm nào cũng vậy, lũ về, vợ chồng ông cùng 2 người con đều gửi lại nhà cửa nhờ chính quyền canh giữ, bảo vệ, rồi bê hết vật dụng thiết yếu vào ở nhờ nhà anh em ở phía đồi cao. Thế nên, việc phải di dời trong đêm tối với gia đình ông không còn quá xa lạ. Xung quanh, các hộ gia đình khác cũng vậy.
Lũ rút, ông Lê Dũng tranh thủ dọn dẹp nhà cửa để ổn định cuộc sống.
Nhà ông Bùi Văn Quế (SN 1955) ở thôn Đa Đụn cũng chẳng khác. Những năm trước, lũ lên trên mức báo động I vài phân nước, gia đình ông phải bỏ lại căn nhà cấp 4 để chạy về phía đồi cao cách nhà không xa. Năm nay, gia đình ông đã xây được một căn nhà cao ráo, cạnh căn nhà cũ. Tuy việc, xây dựng còn dang dở, nhưng cũng đủ chỗ cho gia đình ông trú ngụ trong mùa lũ này. Những ngày qua, lũ về tràn vào đồng ruộng, ông không phải chạy lũ nữa, mà còn sắm thêm vài tay lưới đánh cá cải thiện bữa ăn. Ông nói: “Lũ mà, chúng tôi quen rồi. So với nhiều nơi bị sạt lở, sập cầu, gia đình tôi còn may mắn lắm”.
Ông Bùi Văn Quế tranh thủ soạn lại tay lưới chuẩn bị đánh bắt cá mùa lũ.
Chủ tịch UBND xã Thành Trực Nguyễn Hữu Long cho biết, do nằm ở khu vực trũng thấp, mỗi khi xuất hiện lũ trên sông Bưởi, xã đều bị ảnh hưởng. Nhằm chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất rủi ro do thiên tai gây ra, trước mùa mưa bão năm nay, xã đã xây dựng phương án, tuyên truyền rộng rãi và huy đông các lực lượng, cùng với Nhân dân thực hiện các biện pháp ứng phó khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Trong đó, xã thường xuyên rà soát các vị trí xung yếu, tổ chức trực ban 24/24, theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và cảnh báo lũ trên sông Bưởi để chủ động ứng phó...
Với sự quyết liệt ấy, đến chiều 10/9, trên địa bàn xã Thành Trực không xảy ra thiệt hại về người. Tại các đoạn đường bị ngập úng, xã đã tổ chức cắm biển báo và lập barie ngăn không cho người, xe di chuyển qua khu vực nguy hiểm. Lãnh đạo xã cũng thường xuyên thăm hỏi đời sống người dân bị ngập nhà cửa, sẵn sàng hỗ trợ lượng thực, thực phẩm và chăm sóc y tế khi cần. Người dân nơi đây cũng đã chuẩn bị những chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện di chuyển trong mùa nước lũ.
UBND thị trấn Kim Tân cấp phát lương thực và nước uống cho người dân khu phố Ngọc Bồ bị ngập nhà. Ảnh: Khánh Trình
Quan tâm chăm lo cuộc sống Nhân dân, đặt an toàn sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân lên trên hết, trước hết được huyện Thạch Thành đặc biệt đề cao trong công tác phòng, chống thiên tai. Từ khi bão xuất hiện, huyện đã chủ động triển khai các văn bản chỉ đạo của tỉnh, chủ động rà soát công tác chuẩn bị ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” của chính quyền cấp xã và đơn vị có liên quan. Đồng thời rà soát kiểm tra các vị trí xung yếu, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Chủ động các phương án, sẵn sàng tổ chức ứng phó khi có tình huống xảy ra...
Cũng trong những ngày mưa bão, huyện Thạch Thành đã thành lập các đoàn kiểm tra, phân công các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt trực tiếp xuống các địa bàn xung yếu, khu vực bị ngập úng, chỉ đạo, hỗ trợ cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó. Trong đó, huyện đã chủ động phương án di dời người dân ở những vùng bị ngập lụt đến nơi an toàn. Chỉ đạo các đơn vị thủy nông vận hành 6 trạm bơm tiêu úng, hạn chế tối đa diện tích lúa, hoa màu bị ngập... Do đó, huyện đã hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do bão số 3 gây ra.
Lãnh đạo huyện Thạch Thành kiểm tra, chỉ đạo khắc phục vị trí sạt lở giao thông trên địa bàn. Ảnh: Khánh Trình
Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành Đinh Văn Hưng cho biết, xác định nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân là trên hết, trước hết, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện đã tập trung làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão số 3, cũng như tình hình nước sông Bưởi dâng cao.
Cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng và toàn thể Nhân dân, đến chiều 10/9 trên địa bàn huyện không xảy ra thiệt hại về người.
Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành Đinh Văn Hưng thăm hỏi đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi mưa bão số 3.
Với tinh thần không chủ quan, lơ là, huyện đang theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và tình hình lũ trên sông Bưởi, sẵn sàng phương án ứng phó với mọi tình huống xảy ra...
“Với tinh thần không chủ quan, lơ là, huyện đang theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và tình hình lũ trên sông Bưởi, sẵn sàng phương án ứng phó với mọi tình huống xảy ra; tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành khắc phục hậu quả của bão gây ra trên các tuyến đường giao thông, diện tích lúa và hoa màu; quan tâm đảm bảo vệ sinh môi trường khi nước lũ rút... sớm ổn định đời sống Nhân dân”, Chủ tịch Đinh Văn Hưng cho biết thêm.
Dẫu biết bão dông là khó đoán định, lũ trên sông Bưởi còn diễn biến thất thường, nhưng với tinh thần chủ động, quyết liệt phòng chống của cấp ủy, chính quyền, và tinh thần chung tay vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân, Thạch Thành đã và đang đi qua cơn bão số 3 với nhiều diễn biến thất thường.
Đỗ Đức
{name} - {time}
-
2025-01-15 15:25:00
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
-
2025-01-15 15:24:00
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
2024-09-10 19:40:00
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão
Như Xuân bảo đảm an toàn cho người và phương tiện qua các ngầm tràn
Quan Sơn tập trung khắc phục điểm sạt lở, sụt lún trên các tuyến giao thông
Đoàn cán bộ Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào thăm và làm việc tại Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên kiểm tra tình hình ứng phó với thiên tai tại các địa phương
[Bản tin 18h] Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị cô lập
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại các huyện Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc
Mưa lớn làm ngập cục bộ nhiều nơi trên địa bàn Lang Chánh
Di dời dân ra khỏi điểm sạt lở tại bản Đỏ, xã Phú Thanh
Đoàn đối tác viện trợ Dự án và Ban Quản lý Dự án xử lý rác thải Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm và làm việc tại Thanh Hóa