19 giờ 15 phút chiều tối 3/12, (giờ địa phương), chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Sân bay Haneda, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu từ ngày 3 đến 7/12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

19 giờ 15 phút chiều tối 3/12, (giờ địa phương), chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Sân bay Haneda, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu từ ngày 3 đến 7/12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Thủ đô Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản. (Ảnh: TTXVN)

Chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có Chủ tịch Ủy ban điều hành Thượng viện, Thượng nghĩ sĩ Makino; Tổng Vụ trưởng Đối ngoại nghị viện, các cán bộ Thượng viện; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện bà con kiều bào Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Nhật Bản lần này nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị; thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa Việt Nam và Nhật Bản; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động Quốc hội/nghị viện giữa hai nước; thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng động người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời, trong các hoạt động gặp gỡ, hội đàm với nhiều nội dung quan trọng, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và nghị viện Nhật Bản thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Tokyo, bắt đầu thăm chính thức Nhật BảnChủ tịch Ủy ban điều hành Thượng viện, Thượng nghĩ sĩ Makino đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Haneda. (Ảnh: TTXVN)

Tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Chủ tịch Quốc hội gồm có các Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; Lê Quang Tùng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội; Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường; Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh; Vũ Hải Sản, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Hữu Đông, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; và các thành viên khác: Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt; Trung tướng, Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Long; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản tham gia các hoạt động của Đoàn chính thức.

Ngoài ra, còn đại diện Thường trực Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy ban Kinh tế, đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-ASEAN, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo một số địa phương.

Về quan hệ Quốc hội Việt Nam-Nghị viện Nhật Bản thời gian qua, cùng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” giữa Việt Nam và Nhật Bản, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp.

Trên phương diện song phương, hai bên thường xuyên trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trao đổi kinh nghiệm giữa các ủy ban chuyên môn và các nghị sĩ, góp phần thiết thực vào việc triển khai và thúc đẩy các thỏa thuận của hai nước, tạo sự lan tỏa và hỗ trợ hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, bảo đảm hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản.

Dự kiến tại Nhật Bản, phía Việt Nam sẽ ký kết với phía bạn một số vǎn kiện, thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Thượng viện Nhật Bản; một số thỏa thuận hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp của ta với đối tác của hai nước.

Theo số liệu báo cáo, về hợp tác kinh tế-thương mại, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, theo số liệu báo cáo, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay tính đến hết năm tài khóa 2020 là 2.812,8 tỷ Yên (tương đương 27,5 tỷ USD), chiếm hơn 26% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ).

Về đầu tư, tính đến hết tháng 8/2024, Nhật Bản có 5.417 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 79,3 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Singapore trong tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 110 văn bản hợp tác, trong đó các cặp quan hệ tiêu biểu như Thành phố Hồ Chí Minh-Osaka, Nagano; Hà Nội-Fukuoka, Tokyo; Đà Nẵng-Sakai, Yokohama; Phú Thọ-Nara; Huế-Kyoto; Quảng Nam-Nagasaki; Hưng Yên-Kanagawa; Hải Phòng-Niigata.

Theo NDO



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]