(Baothanhhoa.vn) - Vì sức khỏe người dân, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trên đường phố, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh vận chuyển lợn sau giết mổ đến các chợ đầu mối không được che phủ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.  

Cần siết chặt hoạt động vận chuyển thịt lợn sau giết mổ

Vì sức khỏe người dân, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trên đường phố, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh vận chuyển lợn sau giết mổ đến các chợ đầu mối không được che phủ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Cần siết chặt hoạt động vận chuyển thịt lợn sau giết mổ

Hình ảnh người điều khiển xe mô tô vận chuyển lợn sau giết mổ không che chắn, bảo quản lưu thông trên Đại lộ Lê Lợi giao nhau với ngã tư Bưu điện.

Hàng ngày, vào sáng sớm và đầu giờ chiều, nhiều người dân thường xuyên bắt gặp hình ảnh chiếc xe mô tô chở lợn đã được giết mổ lưu thông trên một số tuyến đường như Đại lộ Lê Lợi, Nguyễn Duy Hiệu đến các chợ trên địa bàn TP Thanh Hóa nhưng không được che chắn, bảo quản. Tình trạng này không chỉ gây phản cảm với người tham gia giao thông, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đầu giờ chiều ngày 4/12, nhiều người dân bắt gặp hình ảnh người đàn ông điều khiển xe mô tô chở 3 con lợn đã được giết mổ lưu thông trên Đại lộ Lê Lợi đoạn giao nhau với ngã tư Bưu điện. Chứng kiến cảnh tượng những con lợn mổ phanh nằm vắt vẻo trên xe mô tô ai cũng lắc đầu ngao ngán. Bà Đỗ Thị Liên, ở phường Đông Hải, lưu thông trên đường thời điểm đó, cho biết: “Việc vận chuyển thịt lợn bằng xe mô tô từ nơi giết mổ ra các chợ tiêu thụ theo kiểu lộ thiên, dưới trời nắng, bụi bặm rất mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó còn chưa kể đến việc chở thịt lợn có trọng lượng lớn, cồng kềnh tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho người tham gia giao thông”.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 22 cơ sở giết mổ lợn tập trung. Trong đó, trên địa bàn TP Thanh Hoá có 4 cơ sở, gồm: Cơ sở của ông Tào Văn Vinh, phường Tào Xuyên công suất 30 con/ngày; Cơ sở của ông Nguyễn Văn Tâm, phường Quảng Hưng, công suất 50 con/ngày; Cơ sở giết mổ xuất khẩu lợn sữa của Công ty TNHH súc sản Hàm Rồng, công suất 30 con/ngày và Cơ sở giết mổ lợn Phú Sơn, phường Phú Sơn, công suất 20 con/ngày.

Theo quy định của pháp luật, việc vận chuyển các sản phẩm thịt động vật sau giết mổ phải được vận chuyển bằng phương tiện, vật dụng chứa đựng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải bảo đảm vệ sinh thú y. Ví dụ như phải được bảo quản trong thùng tôn hoặc bằng xe tải đông lạnh khi đưa đi tiêu thụ, đáp ứng theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-100:2012/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sản phẩm động vật sau khi giết mổ phải được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, được đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc đánh dấu theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 và số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, các tổ chức, cá nhân vi phạm về vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Để ngăn chặn triệt để tình trạng trên và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các cơ quan chức năng của tỉnh và TP Thanh Hóa cần phối hợp vào cuộc tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển các sản phẩm thịt lợn sau giết mổ.

Hòa Bình


Hòa Bình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]