(Baothanhhoa.vn) - Sáng 15/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Cần quy định cụ thể nội dung cần đối thoại

Sáng 15/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Cần quy định cụ thể nội dung cần đối thoại

Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá thống nhất với Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.

Góp ý tại Điều 8 về đối thoại giữa chính quyền địa phương cấp xã với Nhân dân, đại biểu cho rằng, đây là nội dung quy định mới so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Đây cũng là việc làm rất quan trọng và cần thiết để chính quyền kịp thời lắng nghe phản ánh, tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân, cũng như những vấn đề bức xúc nổi cộm, những vấn đề khó khăn, phức tạp trong sản xuất và đời sống của Nhân dân để người đứng đầu chính quyền có biện pháp giải quyết, trả lời, giải thích cho người dân nhằm tạo sự đồng tình, đồng thuận của người dân, hạn chế phát sinh đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, làm cho tình hình ổn định.

Song, theo đại biểu cũng cần phải xem xét quy định cho đảm bảo chặt chẽ tránh hình thức, mất thời gian của Nhân dân, của chính quyền.

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị xem xét lại chủ thể đối thoại là chính quyền xã hay UBND xã để phù hợp với Quy định của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là UBND xã hàng năm có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn. Đại biểu đề nghị chỉ nên quy định cho UBND cấp xã đối thoại là phù hợp còn HĐND mỗi năm 2 kỳ họp đều tổ chức tiếp xúc cử tri nên Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND đã lắng nghe, giải thích, tiếp thu chuyển các ý kiến của cử tri đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể nội dung cần đối thoại là những vấn đề gì? Không chỉ báo cáo tình hình rồi nghe ý kiến mà phải chọn được các vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, những vấn đề bức xúc, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong đời sống của Nhân dân, những vấn đề thực hiện chính sách pháp luật mà tác động xấu đến Nhân dân.

Cần phải quy định ngoài kết quả hội nghị UBND xã thông báo cho thôn, niêm yết ở xã... Vấn đề quan trọng là theo dõi việc giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của xã và báo cáo lại với Nhân dân như thế nào thì chưa có quy định; những việc thuộc thẩm quyền của xã thì xử lý như thế nào cũng chưa rõ. Do đó cần quy định để UBND xã được kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết những vấn đề Nhân dân đề xuất vượt thẩm quyền.

Góp ý tại Điều 15 về uỷ quyền cho chính quyền địa phương, đại biểu đề nghị cần rà soát để quy định chặt chẽ hơn. Trong đó cần làm rõ, quy định rõ những trường hợp nào là cần thiết được uỷ quyền hay cần quy định nguyên tắc uỷ quyền giữa chính quyền cấp trên cho chính quyền cấp dưới; nguyên tắc uỷ quyền trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Chủ tịch UBND cho Phó Chủ tịch UBND hay thủ trưởng các cơ quan chuyên môn. Đại biểu đề xuất một số nguyên tắc đó là: Uỷ quyền phải đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Uỷ quyền để tạo sự chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn. Uỷ quyền điều hành công việc của chính quyền chỉ khi người đứng đầu chính quyền bị ốm, đi công tác xa dài ngày hoặc lý do bất khả kháng khác mà không trực tiếp điều hành công việc của chính quyền được.

Tại Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND từ tỉnh đến xã, đại biểu thấy có nội dung chưa được cụ thể rõ ràng như: việc quyết định chủ trương đầu tư các chương trình dự án đầu tư để phù hợp luật đầu tư công hay là thông qua nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đối với tỉnh, hàng năm đối với huyện.

Về Điều 28, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, đại biểu đề nghị cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho Thường trực HĐND được quyết định một số công việc phát sinh giữa 2 kỳ họp, nhất là một số vấn đề phát sinh về đất đai, đầu tư công.

Quốc Hương

Tin liên quan:
  • Cần quy định cụ thể nội dung cần đối thoại
    Đề nghị bỏ quyền “thu hồi” văn bản của HĐND và UBND

    Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 13/2, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

  • Cần quy định cụ thể nội dung cần đối thoại
    Đề nghị giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp

    Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong cách quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]