Biểu tình phản đối ban hành Luật nhập cư nổ ra trên khắp nước Pháp
Khoảng 75.000 người trên khắp nước Pháp đã tham gia biểu tình theo lời kêu gọi của liên minh gồm hơn 200 cá nhân đến từ mọi tầng lớp xã hội.
Biểu tình phản đối ban hành Luật nhập cư, tại Bordeaux, Pháp ngày 21/1/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 21/1, 4 ngày trước khi Hội đồng Hiến pháp của Pháp ký quyết định ban hành Luật nhập cư, một liên minh gồm những người phản đối luật này đã kêu gọi biểu tình để phản đối việc ban hành luật trên.
Theo Bộ Nội vụ Pháp, khoảng 75.000 người (theo tổ chức công đoàn CGT của Pháp là 150.000 người) trên khắp nước Pháp đã tham gia biểu tình theo lời kêu gọi của liên minh gồm hơn 200 cá nhân đến từ mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt trong đó có các nghệ sỹ và lãnh đạo các tổ chức công đoàn CFDT và CGT.
Cuộc biểu tình nhằm gây áp lực lên cơ quan hành pháp để ngăn chặn việc ban hành Luật nhập cư được Quốc hội Pháp bỏ phiếu thông qua hồi giữa tháng 12/2023.
Sau cuộc biểu tình ngày 14/1 với hàng nghìn người tuần hành theo lời kêu gọi của các hiệp hội bảo vệ người nhập cư, hơn 160 cuộc tuần hành trên khắp nước Pháp đã được lên kế hoạch vào ngày 21/1, đặc biệt là ở thủ đô Paris.
Một số nhà lãnh đạo cánh tả như Manon Aubry (thuộc đảng LFI), Marine Tondelier (EELV), Olivier Faure (PS) và Fabien Roussel (PCF) cũng tham gia biểu tình.
Sáng 21/1, tại các thành phố trên khắp nước Pháp đã diễn ra hàng trăm cuộc biểu tình. Những người biểu tình kêu gọi sự quan tâm đến việc thống nhất và đoàn kết, hơn là sự chia rẽ trong xã hội Pháp, đồng thời yêu cầu Tổng thống Emmanuel Macron không ban hành luật trên.
Theo liên minh những người kêu gọi biểu tình, Luật nhập cư mới được điều chỉnh theo ý kiến của “những người mang tư tưởng hận thù cá nhân,” mang đậm màu sắc tư tưởng phe cực hữu.
Văn bản này bao gồm nhiều biện pháp gây tranh cãi, chẳng hạn như thắt chặt khả năng tiếp cận phúc lợi xã hội, thiết lập hạn ngạch di cư hoặc khôi phục việc trừng phạt đối với “tội cư trú bất hợp pháp.”
Sau các tổ chức công đoàn, hơn 300 nhà bảo vệ môi trường và phe cánh tả cũng đã kêu gọi tiếp tục biểu tình để phản đối việc ban hành luật nêu trên.
Những người biểu tình cho rằng dư luận sẽ không đứng về phía “những kẻ phân biệt chủng tộc và phát xít”./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-13 20:50:00
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ với Nga gây bất ổn thị trường năng lượng toàn cầu
-
2025-01-13 17:10:00
Cựu bộ trưởng quốc phòng Anh muốn đưa quân tới Ukraine
-
2024-01-22 09:58:00
Nhiều núi lửa tại Indonesia phun trào khiến hàng nghìn người phải sơ tán
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Ron DeSantis bất ngờ từ bỏ cuộc đua
Liên hợp quốc kêu gọi Nhóm G-77 thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu
Nga kỷ niệm 100 năm ngày mất lãnh tụ vô sản Vladimir Ilyich Lenin
Chính phủ Anh xem xét kỹ nguy cơ nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử
Hàn Quốc ban hành cảnh báo rét đậm ở nhiều vùng trên cả nước
Thảm kịch Itaewon tiếp tục nóng lên tại chính trường Hàn Quốc
Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Felix Tshisekedi tuyên thệ nhậm chức
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tuyên bố sẽ đáp trả vụ tấn công tại Syria
Tổng Thư ký LHQ: Phong trào Không liên kết là hình mẫu về tinh thần đoàn kết