Bầu cử Mỹ 2024: 48 giờ cuối cùng “giành giật” cử tri của 2 ứng cử viên
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã bắt đầu 48 giờ cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử nhằm “giành giật” sự ủng hộ của cử tri.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại chiến dịch vận động tranh cử ở Milwaukee, Wisconsin, Mỹ. (Ảnh: AA/TTXVN)
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục khẳng định những cáo buộc vô căn cứ về tình trạng gian lận bầu cử ở các bang chiến địa trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử dần bước vào giai đoạn quyết định, ông Trump và đối thủ Kamala Harris của đảng Dân chủ đã bắt đầu 48 giờ cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử nhằm “giành giật” sự ủng hộ của cử tri.
Hiện tại, hơn 77,3 triệu cử tri đã bỏ phiếu trước ngày bầu cử (5/11), đạt khoảng hơn 50% tổng số cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Trong khi thời gian trôi qua nhanh chóng, ông Trump một lần nữa đưa ra những phát biểu ngụ ý về khả năng sẽ không chấp nhận thất bại nếu không đắc cử.
Trong bài phát biểu dài 90 phút tại cuộc vận động tranh cử ở Lititz, bang Pennsylvania, ông Trump đã nhiều lần đề cập đến vấn đề gian lận bầu cử dù không có bằng chứng.
Ông còn nhắc lại vụ ám sát hụt nhằm vào ông hồi tháng 7 tại Butler, đồng thời bày tỏ sự hoài nghi đối với giới truyền thông mà ông thường cáo buộc là đưa “tin tức giả.”
Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris đã có mặt tại một nhà thờ ở Detroit, Michigan, nơi bà kêu gọi “hãy cùng nhau mở ra chương mới trong lịch sử.”
Bà Harris nhấn mạnh hiện là thời điểm nước Mỹ phải vượt qua những những nỗ lực nhằm khoét sâu sự chia rẽ và gieo rắc thù địch để tập trung vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Ứng cử viên đảng Dân chủ chỉ trích những cáo buộc gian lận bầu cử của ông Trump là nhằm khiến cử tri cảm thấy "phiếu bầu của họ sẽ là vô nghĩa." Bà khẳng định rằng các hệ thống tổ chức cuộc bầu cử năm 2024 là đáng tin cậy, đồng thời nhấn mạnh chính người dân sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử.
Tương tự Pennsylvania, Michigan cũng là một trong những bang chiến địa được theo dõi sát sao.
Năm 2016, ông Trump từng thắng bang này nhưng tới năm 2020, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden lại giành chiến thắng.
Bang này có cộng đồng người Mỹ gốc Arab đông đảo, vì vậy mối quan tâm của họ là chính sách Trung Đông của 2 ứng cử viên.
Bà Harris hiện đang phải đối mặt với thách thức từ cộng đồng người gốc Arab này, vốn phản đối cách thức mà chính quyền của ông Biden xử lý cuộc xung đột Hamas-Israel.
Các tổ chức thăm dò đã ghi nhận sự ủng hộ sụt giảm trong nhóm cử tri da màu đối với đảng Dân chủ.
Nhóm vận động tranh cử của bà Harris cũng thừa nhận họ cần nỗ lực hơn nữa để thu hút cử tri nam giới da màu để tạo thành liên minh vững chắc từng góp phần giúp ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 20:15:00
Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel
-
2024-11-21 15:56:00
Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất
-
2024-11-04 09:15:00
Trợ lý của Thủ tướng Israel Netanyahu bị bắt vì cáo buộc rò rỉ tài liệu mật
Israel bắt cựu trợ lý của Thủ tướng Benjamin Netanyahu vì làm rò rỉ tài liệu mật
Google ra mắt công cụ biến bức vẽ “nguệch ngoạc” thành bức tranh ấn tượng
Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt giữa thăm dò dư luận và kết quả thực tế
Nhật Bản: Trang bị ô đặc biệt chống các vụ tấn công bằng dao trên tàu điện
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung sau vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao chưa từng có
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đến Trung Đông
Trung Quốc mở rộng chương trình miễn thị thực 15 ngày cho du khách quốc tế