(Baothanhhoa.vn) - Lần đầu tiên tôi được dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, niềm tự hào đến vô bờ trào dâng trong huyết quản khi hát vang Quốc ca dưới cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng sớm. Nhìn đội ngũ các binh chủng và Nhân dân diễu binh, diễu hành qua kỳ đài lòng trào dâng niềm tin yêu, cảm phục với những cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đầu sóng.

Một lần đến Trường Sa

Lần đầu tiên tôi được dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, niềm tự hào đến vô bờ trào dâng trong huyết quản khi hát vang Quốc ca dưới cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng sớm. Nhìn đội ngũ các binh chủng và Nhân dân diễu binh, diễu hành qua kỳ đài lòng trào dâng niềm tin yêu, cảm phục với những cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đầu sóng.

Một lần đến Trường Sa

Thiêng liêng lễ chào cờ trên Đảo Trường Sa. Ảnh: P.V

Trước "Giờ G"

Trước khi lên đường vào thành phố Canh Ranh (Khánh Hòa) cùng đoàn công tác của tỉnh để đi Trường Sa, kết thúc buổi trực báo, tôi chào tạm biệt Thư ký Tòa soạn. Vẻ rất ngạc nhiên, anh hỏi tôi:

- Em đi Trường Sa thật á?

Tôi cười, khẳng định chắc nịch: - Vâng!

Im lặng trong giây lát, rồi anh chúc tôi lên đường thuận buồm xuôi gió. Dù vậy, tôi vẫn nhận rõ sự băn khoăn của người đồng nghiệp chân quý. Cũng đúng thôi, bởi lâu nay, hàng năm cơ quan đều có cán bộ, phóng viên tham gia các đoàn công tác của tỉnh thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Quần đảo Trường Sa, nhưng tất thảy đều là nam giới. Lần này tôi là nữ, lại không còn trẻ, sức khỏe đâu bằng cánh thanh niên để hiên ngang vượt sóng gió biển khơi!

Một lần đến Trường Sa

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân Vùng 4 chào đoàn công tác đi Trường Sa.

Thật ra, trước khi quyết định đăng ký đi Trường Sa lần này tôi cũng băn khoăn, không biết mình có “trụ” được không, hay lại làm ảnh hưởng tới đoàn? Nhưng, tâm nguyện trong cuộc đời làm báo được một lần đến Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc luôn cháy bỏng trong tôi, để được tận mắt ngắm nhìn vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, để được sẻ chia dù chỉ là một phần rất, rất nhỏ những gian truân, vất vả của người lính đảo, lại được sự động viên, khích lệ của Tổng biên tập Phạm Văn Báu, người có “thâm niên” 3 lần đi Trường Sa, rằng “Tháng ba bà già đi biển” ấy mà, đã tiếp thêm quyết tâm cho tôi. Sau này, trong hải trình đến với Trường Sa, nhiều người trong đoàn công tác cũng bộc bạch tâm trạng giống tôi. Thậm chí, đêm trước khi lên tàu đi biển, có người không hề chợp mắt…

Vượt sóng

Một lần đến Trường Sa

Tàu HQ - 561 đưa đoàn công tác số 3 đi Trường Sa chuẩn bị rời bến.

5 giờ sáng, sau hồi chuông báo thức đầu tiên, tất cả các thành viên trong phòng bật dậy. Chưa đầy 30 phút sau, mấy chị em đã quần áo, tư trang sẵn sàng. Lúc này kẻng báo thức của doanh trại bộ đội mới vang lên. Trong lúc ăn sáng, nghe đài báo thời tiết, Khánh Hòa ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới. Ngoài trời, mưa lất phất bay…

Sau khi làm thủ tục và nghi thức tiễn đoàn theo truyền thống của Hải quân Nhân dân Việt Nam, đúng 7h30 phút, 3 hồi còi vang lên, tàu HQ-561 rời cảng Cam Ranh, đưa đoàn công tác số 3 đến với Trường Sa thân yêu. Mặc cho mưa mỗi lúc một dày hạt, các cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân vẫn đứng nghiêm dưới mưa, giơ tay chào đoàn công tác. Trên boong tàu, các thành viên trong đoàn, người cầm cờ đỏ sao vàng, người cầm hoa cũng không ngừng vẫy chào các anh, chào đất mẹ thân yêu, cho đến khi đất liền đã xa mờ.

Một lần đến Trường Sa

Đoàn công tác số 3 trên đảo Trường Sa.

Trong chuyến đi này, đoàn công tác có gần 250 thành viên, đến từ TP Hà Nội cùng với các tỉnh Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn và một số cơ quan Trung ương. Đoàn Thanh Hóa có 15 thành viên, trong đó có 5 nữ, tất cả đều chưa một lần đặt chân tới một phần máu thịt giữ trùng khơi của Tổ quốc. Chúng tôi được ưu tiên bố trí ở tầng hai, phòng của một cán bộ tàu 561. Cánh đàn ông bố trí ở tầng dưới. 10 thành viên nam đoàn Thanh Hóa ở ghép với đoàn Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp hành lý, ai nấy đều thấy chóng mặt, buộc phải trải đệm ra nằm. Đến bữa cơm trưa, tổ thông tin của tàu thông báo vị trí ăn của các phòng, mời mọi người dùng bữa. Mấy chị em ai cũng nghe thông báo nhưng không dậy được.

Chúng tôi nằm “bẹp” 2 ngày liền. Nam giới thì 8 người cũng giống 5 chị em chúng tôi, chỉ có Hoàng Hải, Phó Giám đốc Điện lực Thanh Hóa và Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa là không say sóng, thi thoảng lên phòng thăm, động viên chị em. Nghe nói các phòng khác nhiều người cũng say sóng, bỏ ăn. Một số người còn nôn mật xanh, mật vàng… Ấy là chúng tôi đi vào mùa biển lặng, lại được đi trên con tàu y tế HQ-561 – một trong những con tàu hiện đại nhất hiện nay của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nếu đi vào dịp cuối năm, thường có các cơn bão quét qua biển Đông thì không biết sẽ thế nào. Trong lúc đầu óc còn liêng biêng, tôi chợt nghĩ đến ông cha ta hàng trăm năm trước, chỉ với những chiếc thuyền buồm đơn sơ nhưng đã vượt sóng gió biển khơi đến các hòn đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa để đánh bắt hải sản, cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam; và nghĩ đến Bác Hồ kính yêu, trong hành trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, Người phải làm phụ bếp, tạp vụ trên các con tàu vượt đại dương, lòng cảm phục vô bờ.

Một lần đến Trường Sa

Thủy thủ đoàn thay nhau làm việc suốt ngày đêm.

Trong khi chúng tôi say sóng không nhấc nổi người lên khỏi tấm đệm thì hơn 30 cán bộ, chiến sĩ hải quân trên tàu phải làm việc liên tục. Các thành viên tổ lái tàu thay nhau điều khiển con tàu cả ngày lẫn đêm đi đúng hải trình, thường xuyên theo dõi tình hình trên biển, có điều khác lạ là báo ngay cho chỉ huy để có phương án bảo đảm an ninh, an toàn cho đoàn công tác. Tổ phục vụ làm việc từ 4 - 5 giờ sáng cho tới 10-11 giờ đêm, nấu cơm, nấu cháo ngày 3-4 bữa phục vụ gần 250 người. Nấu ăn vất vả, nhưng những ngày đầu do say sóng, nhiều thành viên của đoàn không ăn được, cơm và thức ăn thừa rất nhiều, phải đổ đi, ai cũng buồn. Tranh thủ những lúc rỗi rãi, các em, các cháu lại đến phòng động viên chúng tôi. Dương, ngoài 20 tuổi, người huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), là sĩ quan công tác ở Hải quân vùng 4, nhưng có sức khỏe, lại biết nấu nướng, nên thường được đơn vị cử đi phục vụ khi có đoàn công tác ra thăm, làm việc ở Trường Sa. Mỗi khi đến phòng, nghe giọng Dương thật thân thương: “Các cô, các chị ơi cố gắng ăn để lấy sức khỏe còn đi dài ngày ạ”; “Cô ơi, cô ăn cháo nhé, để cháu mang vào phòng cho”; “Các cô, các chị ơi, cháy đây ạ”… Rồi các anh, các em, các cháu trong thủy thủ đoàn, nhất là đồng hương Thanh Hóa cũng thường xuyên ghé qua thăm hỏi, động viên. Sự quan tâm ấm áp, thắm tình quân - dân, tình đồng hương đó càng làm cho chúng tôi thêm yêu, thêm quý bộ đội Hải quân.

Một lần đến Trường Sa

Cháy là món ăn phù hợp với người say sóng, được thủy thủy đoàn phục vụ tận phòng cho chị em.

Thời gian trôi thật chậm. Hai ngày hai đêm đầu tiên trên biển mà tưởng như cả tuần. Sáng ngày thứ ba, trời yên, biển lặng. Mọi người cũng dần quen với nhịp điệu dập dềnh của con tàu, lại được thông báo sắp đến điểm đảo đầu tiên của hải trình thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ 12 đảo, điểm đảo và Nhà giàn DK1, khiến ai nấy khỏe hẳn lên. 4 giờ sáng, tàu thả neo. Chúng tôi hăm hở chuẩn bị tư trang gọn gàng, sẵn sàng lên đảo. 6 giờ, chiếc xuồng đầu tiên chở phóng viên và nghệ sĩ sang đảo rời tàu, tiếp đó là xuồng chở lãnh đạo đoàn và lần lượt các thành viên trong đoàn công tác.

Thắm tình Quân - Dân

Trước mắt chúng tôi, Sinh Tồn Đông như tấm thảm xanh giữa khơi xa, nổi bật trên nền xanh ấy là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lá cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay giữa biển trời lộng gió, khẳng định vững chắc về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nằm ở khu vực II của quần đảo Trường Sa, cùng với các đảo trong cụm Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ, bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Đảo không có nước ngọt, mà dùng hoàn toàn bằng nước mưa. Trước đây, trên đảo chỉ là nền cát san hô nên không trồng được cây xanh. Để có được màu xanh như hôm nay, các thế hệ chiến sĩ nơi đây đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, nâng niu từng nắm đất từ đất liền gửi ra, chắt chiu từng giọt nước ngọt nơi bốn bề là nước biển mặn mòi để ươm trồng những mầm xanh trên đảo.

Gặp chúng tôi, cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn Đông tay bắt mặt mừng như gặp người thân lâu ngày đi xa mới trở về. Một số chiến sĩ rơm rớm nước mắt: “Lâu lắm rồi mới có đoàn ra thăm đảo!”; “Thường thì, mỗi năm cũng có ba, bốn đoàn tới thăm, nhưng năm 2020 do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên không có đoàn nào.”; “Từ đầu năm đến nay đoàn của các anh chị là đoàn đầu tiên ra thăm đảo đấy ạ!”… Và, tôi thấy trong mắt các chiến sĩ ánh lên niềm vui.

Một lần đến Trường Sa

Gặp nhau tay bắt mặt mừng.

Trong khi lãnh đạo đoàn kiểm tra tình hình trên đảo, trao quà cho các bộ, chiến sĩ, cánh nhà báo và các thành viên trong đoàn tranh thủ trò chuyện với bộ đội, tham quan, khám phá vẻ đẹp của đảo. Dưới tán cây bàng vuông, từng tốp chiến sĩ và các thành viên đoàn công tác trò chuyện vui vẻ, nói cười râm ran. Các nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, Nhà hát cải lương, Nhà hát chèo Hà Nội… thì chuẩn bị loa đài để biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc phục vụ cán bộ, chiến sĩ. Một lát sau, những lời ca tiếng hát ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi vẻ đẹp của biển đảo, của tình yêu đôi lứa… vang lên rộn ràng, hòa vào tiếng sóng biển mênh mang…

Một lần đến Trường Sa

Tác giả trao đổi với cán bộ đảo Sinh Tồn Đông. Ảnh: P.V

Rời Sinh Tồn Đông, đoàn chúng tôi tiếp tục hải trình đến thăm, tặng quà các đảo, điểm đảo: Len Đao, Tiên Nữ, Lúi Le B, Tốc Tan A, Phan Vinh A, Thuyền Chài A, An Bang, Đá Đông A, Trường Sa Đông, Đá Tây B, Trường Sa… Dù là đảo nổi hay đảo chìm, ở đâu chúng tôi cũng thấy những vườn rau xanh ngát đủ các loại; rồi gà, vịt, chó; nhiều đảo nuôi được những con lợn nặng hàng tạ. Ở những đảo nổi, các loại cây phong ba, bão táp, bàng vuông, nhàu… luôn rì rào trong gió, chở che nắng gió cho lính đảo. Dù cuộc sống nơi đảo xa còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy chan chứa tình cảm quân - dân, nghĩa tình đồng đội, tình yêu thương con người, yêu thương xứ sở.

Một lần đến Trường Sa

Vẻ đẹp hùng vĩ, bất khuất của Đảo Phan Vinh A.

Còn nhớ, hôm đến đảo Phan Vinh A - Đảo duy nhất ở Trường Sa mang tên một người anh hùng, cũng giống các đảo khác, sau khi tặng quà chung, đoàn Thanh Hóa tổ chức gặp gỡ, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ là con em Thanh Hóa đang công tác trên đảo. Ai cũng cảm động trước sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà, đồng thời bày tỏ quyết tâm chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bắc và Tâm đều rưng rưng xúc động trước tình cảm của quê hương, của đất liền đối với chiến sĩ nơi đảo xa. Còn chúng tôi, rất xúc động và tự hào về nghĩa tình của Trung úy Tâm đối với bạn mình. Người Thanh Hóa là vậy đấy, thật chí nghĩa, chí tình! Giữa nơi đảo xa bốn bề lộng gió mà sao chúng tôi thấy ấm áp lạ thường.

Một lần đến Trường Sa

Các thành viên đoàn công tác với cán bộ, chiến sĩ con em Thanh Hoá công tác trên đảo Phan Vinh.

Vững một niềm tin

Cùng đoàn công tác đi thăm các đảo trong quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI/20 Ba Kè từ ngày 12 đến 21-4, tận mắt chứng kiến cuộc sống, cảm nhận rõ tinh thần lạc quan, ý chí sắt đá, quyết tâm, đoàn kết và những kết quả trong huấn luyện, xây dựng đơn vị chính quy, tinh nhuệ, hiện đại của cán bộ, chiến sĩ các đảo, điểm đảo và nhà giàn DKI, tôi và các thành viên trong đoàn vô cùng cảm phục trước tinh thần vượt qua khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ ở Trường Sa. Đồng thời rất phấn khởi vì thấy Trường Sa được sự đùm bọc, che chở, yêu thương của Nhân dân cả nước, giúp cho cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đây giảm bớt phần nào gian khó.

Những ngày này, cũng như các địa phương trong đất liền, cán bộ, Nhân dân các đảo đang tích cực chuẩn bị cho Ngày hội non sông – Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại úy Đỗ Xuân Thanh (đảo Đá Đông).

Một lần đến Trường Sa

Nhà giàn DKI vững vàng trên thềm lục địa của Tổ quốc.

Trong chuyến đi, chúng tôi được chứng kiến và tham dự Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa tại vùng biển Cô Lin - Len Đao. Trong không gian thiêng liêng, trang trọng và xúc động, cảm giác tim như thắt lại khi nghe bài diễn văn tưởng niệm nói về những hy sinh mất mát của các chiến sĩ Hải quân, đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam tại đảo Gạc Ma vào ngày 14-3-1988. Trong 64 chiến sĩ ấy, có 6 liệt sĩ quê Thanh Hóa, trong đó anh hùng liệt sỹ Đại uý Vũ Phi Trừ quê ở xã Quảng Khê, Quảng Xương Thanh Hóa là Thuyền trưởng tàu HQ-604. Chúng tôi vô cùng xúc động, cảm phục trước tấm gương của các anh hùng liệt sỹ, tiêu biểu là anh hùng liệt sỹ Thiếu uý Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội bảo vệ tàu, bảo vệ đảo, giữ vững lá cờ Tổ quốc tung bay. Trong lằn ranh giữa sự sống và cái chết, Thiếu uý Trần Văn Phương đã hiên ngang quấn cờ Tổ quốc quanh mình, động viên đồng đội “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Các anh đã hy sinh cho Tổ quốc trường tồn! Cảm xúc thiêng liêng ấy nhắc nhở chúng tôi phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã ngã xuống, ra sức phấn đấu hơn nữa để chung tay gìn giữ và phát huy những thành quả hôm nay.

Một lần đến Trường Sa

Tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa.

Đến với Thị trấn Trường Sa, tôi thật sự ngỡ ngàng và vô cùng ấn tượng trước sự phát triển về mọi mặt ở nơi này: những ngôi nhà cao tầng, hệ thống điện gió, điện năng lượng mặt trời, âu tàu vững chãi, những hàng cây xanh mướt bao quanh hòn đảo, tiếng các cháu nhỏ ê a học bài, tiếng chuông chùa ngân vang trong gió…, hương thơm phảng phất ở Đài liệt sĩ Trường Sa và Điện thờ Bác Hồ. Rồi Nhà khách Thủ đô - món quà của quân dân TP Hà Nội; Trung tâm y tế với đầy đủ trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe quân, dân trên đảo… Tất cả những điều đó cho chúng tôi thấy một Trường Sa yêu dấu của cả nước sẽ vững vàng trước mọi bão táp, phong ba.

Một lần đến Trường Sa

Lần đầu tiên tôi được dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, niềm tự hào đến vô bờ trào dâng trong huyết quản khi hát vang Quốc ca dưới cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng sớm. Nhìn đội ngũ các binh chủng và Nhân dân diễu binh, diễu hành qua kỳ đài lòng trào dâng niềm tin yêu, cảm phục với những cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đầu sóng.

Một lần đến Trường Sa

Cư dân trên đảo Trường Sa

Đi qua 12 đảo chìm, đảo nổi và Nhà giàn DKI, nơi nào cũng có người Thanh Hóa. Đặc biệt, nhiều người đảm nhận trọng trách tham mưu trưởng, chính trị viên, chỉ huy đảo, phó chỉ huy đảo… Chỉ riêng đảo Trường Sa có tới 34 cán bộ, chiến sĩ quê Thanh Hóa, trong đó, chỉ huy trưởng đảo, tham mưu trưởng đều là con em xứ Thanh (chỉ huy trưởng đảo là Thượng tá Phạm Xuân Trung, quê ở Thị xã Nghi Sơn; tham mưu trưởng là trung tá Ngô Văn Hưng, quê ở huyện Quảng Xương). Tự hào thay, trong các cuộc trường trinh dựng nước và giữ nước, lớp lớp con em Thanh Hóa với bản lĩnh kiên cường, thông minh, sáng tạo, nghĩa tình đã và đang đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu của mình cho sự trường tồn của dân tộc.

Một lần đến Trường Sa

Tạm biệt Trường sa, giữa trùng khơi bốn bề lộng gió, ngắm nhìn cờ Tổ quốc hồng tươi trong nắng mới, lòng thấy phơi phới niềm tin!

Tháng 4-2021

Ký của Trần Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]