(Baothanhhoa.vn) - Trong hàng vạn hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, có một chiếc máy cày chạy dầu diezen được “ưu tiên” bố trí tại vị trí “mặt tiền” phía sân. Bảo tàng còn dựng cho “báu vật” này một khung sắt và mái che riêng bằng tôn để bảo vệ. Đây chính là chiếc máy cày do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cán bộ và nhân dân xã Yên Trường, huyện Yên Định trong lần về thăm Thanh Hóa tháng 12–1961.

Từ chiếc máy cày năm xưa Bác tặng...

Trong hàng vạn hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, có một chiếc máy cày chạy dầu diezen được “ưu tiên” bố trí tại vị trí “mặt tiền” phía sân. Bảo tàng còn dựng cho “báu vật” này một khung sắt và mái che riêng bằng tôn để bảo vệ. Đây chính là chiếc máy cày do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cán bộ và nhân dân xã Yên Trường, huyện Yên Định trong lần về thăm Thanh Hóa tháng 12–1961.

Từ chiếc máy cày năm xưa Bác tặng...

Chiếc máy cày Bác Hồ tặng nhân dân xã Yên Trường đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: Chiếc máy cày được chúng tôi đưa về bảo tàng từ đầu những năm 1990, khi nó đã hết vai trò trên đồng ruộng. Lúc đầu hiện vật khá rệu rã, anh em phải nhờ thợ cơ khí sửa chữa, có nhiều biện pháp bảo quản lâu dài và trưng bày nên đến nay “trâu sắt” này vẫn còn nguyên vẹn. Màu sơn đỏ trên thân máy, màu đồng của bộ khung còn hiện rõ. Không chỉ với người dân xã Yên Trường, cỗ máy dài chừng 3m, cao hơn 2m này còn là nhân chứng cho một thời đồng lòng vượt khó xây dựng nền sản xuất XHCN của nhân dân tỉnh Thanh cũng như của cả nước.

Trở lại xã Yên Trường – nơi ghi dấu chân Bác Hồ về thăm, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Trịnh Văn Thể vui vẻ cử người dẫn chúng tôi đến gặp từng nhân chứng. Những người trực tiếp vinh dự gặp Bác năm xưa người còn, người mất. Ở tuổi cửu tuần, nhưng cụ Trịnh Gia Vân vẫn còn khá minh mẫn. Như lật từng trang trong ký ức, cụ kể cho chúng tôi nghe thời khắc lịch sử đáng tự hào nhất của cuộc đời mình. “Hôm đó là ngày 11–12–1961, vào giữa buổi sáng chiếc máy bay trực thăng chở Bác hạ cánh. Lúc đó, tôi với vai trò là xã đội trưởng, được giao phụ trách và triển khai bảo đảm an ninh tại khu vực Bác về. Lúc Bác đứng nói chuyện với quần chúng nhân dân, thấy trời nắng, đồng chí bí thư đảng ủy xã lấy mũ che cho Bác, Bác liền xua tay rồi nói: Không cần che cho Bác, bà con còn phải đứng nắng nên Bác cũng không đội đâu” – cụ Vân hồi tưởng. Theo cụ, Bác đã đi thăm nhà trẻ và nhiều hộ gia đình trong xã, thăm và động viên ông Nguyễn Xuân Thao, người bị Pháp bắt đi lính đánh thuê bên châu Âu trở về, Bác còn nói chuyện bằng tiếng Pháp với ông Thao. Trong chuyến thăm này, Bác đã tặng Huy hiệu Bác Hồ cho 3 điển hình trong xã lúc ấy, là ông Trịnh Hữu Bồng, có thành tích trong trồng cây, bà Hoàng Thị An chiến sĩ thi đua sản xuất ra nhiều phân xanh từ bèo và lá cây và ông Trịnh Gia Minh, có thành tích trong tổ chức, kêu gọi nhân dân làm thủy lợi.

Yên Trường là một trong những địa phương điển hình trong sản xuất của miền Bắc lúc bấy giờ. Từ năm 1958, ở đây có HTX Tây Khê, sang năm 1959 trong xã có tới 5 HTX sản xuất, đến năm 1960 gộp thành 2 HTX. Năm 1961 sáp nhập thành HTX Yên Trường thì Bác về thăm. Lúc này, HTX đã là điển hình trong sản xuất bông và lúa. Năng suất lao động của mỗi thành viên trong HTX Yên Trường ngày ấy đã đạt 20 kg thóc mỗi tháng, tương đương giá trị 1,2 đồng/ngày công, trong khi mặt bằng chung toàn miền Bắc chỉ được 7 – 8 hào cho mỗi ngày công. Trong các câu chuyện, Bác liên tục khen ngợi những thành tích xuất sắc mà HTX cũng như chính quyền và nhân dân Yên Trường đạt được.

Kể lại câu chuyện được Bác về thăm, ông Trịnh Gia Minh, năm nay 81 tuổi – người từng được Bác tặng huy hiệu, luôn tự hào: Khi ấy, tôi vừa là bí thư đoàn thanh niên của xã, vừa là đội trưởng của một đội sản xuất thuộc HTX. Lúc trao huy hiệu cho 3 người, Bác còn hỏi bà con có đồng ý không. Bà con đồng thanh đáp đồng ý, Bác đưa cho đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ cài huy hiệu lên áo tôi. Chỉ mới 21 tuổi, được đứng gần Bác, lại được tặng thưởng huy hiệu, tôi vô cùng tự hào và vui sướng. Đó cũng là khoảnh khắc đáng nhớ nhất, đáng tự hào nhất của đời tôi. Sau này đi bộ đội, tôi luôn mang theo huy hiệu của Bác tặng.

Khi về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tặng Yên Trường chiếc máy cày được coi là hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ. Khi được tỉnh thông báo tin vui sẽ được nhận máy cày, người biết lái máy lúc đó là ông Lê Văn Cận được cử ra tận thủ đô nhận và lái máy về. Sinh năm 1938, nay cụ Cận đã phải ngồi xe lăn bởi căn bệnh khớp, song cụ còn minh mẫn khi nói chuyện với chúng tôi. “Tôi chính là người được cử ra Hà Nội để nhận máy cày. Sự kiện giao máy được tổ chức tại Bộ Nông nghiệp lúc bấy giờ. Tôi cùng một chuyên gia máy người miền Nam thay nhau lái chiếc máy cày công suất 25 mã lực về Thanh Hóa. Đây là chiếc máy cày đa năng xuất xứ từ Ba Lan, có thể làm xe kéo, máy có thể phát điện hoặc bơm nước nên nhân dân nhiều nơi đã kéo đến xem. Được biết, cụ Cận cũng chính là người điều khiển cho máy cày này cày ruộng ở địa phương, khoảng 3 – 4 tháng sau đó thì chuyển giao cho người khác. Cụ được điều lên huyện kinh qua nhiều công việc, trong đó có làm Giám đốc Trạm máy cày huyện Thiệu Yên và 5 năm trước khi nghỉ hưu cụ giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện, phụ trách công nghiệp, xây dựng cơ bản và giao thông.

Từ chiếc máy cày năm xưa Bác tặng...

Nơi Bác Hồ về thăm xã Yên Trường năm 1961.

Chiếc máy cày – quà tặng vô giá của Bác đã trở thành động lực to lớn để nhân dân và chính quyền xã Yên Trường tiếp tục phấn đấu, thi đua đạt nhiều thành tích trong sản xuất. Trong các năm sau đó, nhân dân trong xã tiếp tục sản xuất phân bón, đào đắp hàng vạn mét khối đất, tham gia công trình thủy nông Nam sông Mã và xây dựng gần 20 km mương thủy lợi. Có nguồn nước, có máy cày, xã đã xóa bỏ những khu ruộng manh mún, chia cắt thành những khu ruộng lớn có bờ vùng, bờ thửa, thuận lợi cho tưới tiêu, canh tác. Phong trào trồng cây ở xã cũng phát triển mạnh với hàng vạn cây ăn quả và cây lấy gỗ mỗi năm. Phong trào văn hóa – văn nghệ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã, theo đó ngày càng được nâng lên. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chính quyền và nhân dân xã Yên Trường đã có nhiều đóng góp về người và của, nhất là góp lương thực cho các chiến trường. Xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014, phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao trong năm nay. Hạ tầng, hệ thống cơ sở vật chất trên tất cả các lĩnh vực của Yên Trường đã trở thành điển hình của huyện Yên Định. Nơi đây còn có phố Kiểu trực thuộc xã sầm uất chẳng kém gì một thị trấn.

Sản xuất nông nghiệp của xã đã được nâng tầm theo xu thế thị trường với nhiều mô hình trồng trọt trong nhà lưới theo hướng công nghệ cao, gắn với đầu ra ổn định. 3 ha chuyên canh hoa của xã cho thu nhập tới hơn 500 triệu đồng mỗi héc – ta/năm. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Yên Trường Trịnh Văn Thể, cho biết: Lĩnh vực thương mại và dịch vụ của xã phát triển mạnh với 398 hộ kinh doanh, 33 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Sản xuất nông nghiệp của xã đã và đang hướng tới theo chuỗi, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xã có lò giết mổ tập trung bảo đảm môi trường, là một trong 5 xã đầu tiên của tỉnh có chợ được công nhận chợ an toàn thực phẩm. Về giáo dục, cả 3 trường học của xã đều nằm trong tốp đầu của giáo dục huyện Yên Định. Đời sống tinh thần của người dân được nâng cao, tất cả các thôn trong xã đều có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa - văn nghệ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của xã đã đạt 43 triệu đồng, dự kiến năm 2019 đạt 49 triệu đồng.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]