(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng công tác thi đua khen thưởng (TĐKT), xem đây là một trong những phương pháp cách mạng hiệu quả để khơi dậy, phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đã có nhiều tập thể, cá nhân được Bác khen ngợi, tạo động lực, sức lan tỏa đang “truyền lửa” cho thế hệ mai sau. Ngày nay, lời kêu gọi của Người vẫn nguyên giá trị và mang hơi thở của thời đại, trường tồn cùng bao thế hệ người Việt Nam.

Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng công tác thi đua khen thưởng (TĐKT), xem đây là một trong những phương pháp cách mạng hiệu quả để khơi dậy, phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đã có nhiều tập thể, cá nhân được Bác khen ngợi, tạo động lực, sức lan tỏa đang “truyền lửa” cho thế hệ mai sau. Ngày nay, lời kêu gọi của Người vẫn nguyên giá trị và mang hơi thở của thời đại, trường tồn cùng bao thế hệ người Việt Nam.

Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc Hương

Đến thăm gia đình khẩu đội trưởng trung đội nữ dân quân Tống Thị Hoan, thôn Tào Sơn 2, xã Thanh Thủy (Tĩnh Gia) - người trực tiếp tham gia trận chiến bắn rơi máy bay Mỹ ngày 10-8-1967 bảo vệ cầu Ghép thuộc địa phận hai huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương, chúng tôi được cô Hoan kể: Năm 1967, trung đội nữ dân quân (đội quân tóc dài) xã Thanh Thủy được thành lập để túc trực chiến đấu. Thời ấy, phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” lan rộng khắp nơi. Ở đâu có phụ nữ, ở đó có phong trào “Ba đảm đang” của chị em. 10 cô gái ở xã Thanh Thủy hầu hết mới ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, có người còn đang ngồi trên ghế nhà trường đã gác lại mọi mơ ước riêng tư để tham gia trực chiến, bảo vệ quê hương, giữ cho tuyến đường huyết mạch luôn thông suốt. Chiến tích của đội nữ dân quân có ý nghĩa rất lớn và đã được Bác Hồ viết thư khen ngợi, tặng Huy hiệu cho chúng tôi ngay sau lần bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên.

Hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cầu Ghép, các nữ dân quân xã Thanh Thủy trở về quê hương tích cực tham gia các phong trào của phụ nữ, thi đua lao động sản xuất chi viện cho chiến trường miền Nam và xây dựng gia đình. Riêng với bà Hoan nhiều năm liền làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn, phụ trách công tác thanh, thiếu niên... đưa phong trào của thôn ngày càng đi lên.

Với bà Hoàng Thị An ở xã Yên Trường (Yên Định) – kiện tướng làm phân xanh, thủy lợi được Bác Hồ trao Huy hiệu của Người năm 1961 bộc bạch: “Được gặp Bác là cả hạnh phúc lớn lao, để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Những lời chỉ dạy của Bác tuy ngắn gọn nhưng là nguồn động viên tinh thần to lớn. Những tác phong, cử chỉ, hành động của Bác có tác động rất lớn, là động lực để tôi cũng như nhiều người dân xã Yên Trường nỗ lực phấn đấu”.

Cùng chung cảm xúc kính yêu người cha già của dân tộc, cựu thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Văn Kỷ, khối 6, thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn) lật giở những kỷ vật quý giá - những phần thưởng của Đảng, Nhà nước trao tặng, chia sẻ với chúng tôi: Những năm làm nhiệm vụ ATK (bảo vệ an toàn khu cho cán bộ Trung ương tại khu Việt Bắc), tôi vinh dự được gặp Bác 4 lần. Bác luôn dành thời gian hỏi thăm, động viên chúng tôi làm tốt nhiệm vụ, thực hiện lý tưởng, hoài bão của tuổi trẻ. Nay tuổi đã cao, nhưng cựu TNXP Nguyễn Văn Kỷ cũng như nhiều cựu TNXP khác vẫn “nêu gương sáng làm theo lời Bác Hồ dạy TNXP”, quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những đồng đội có hoàn cảnh khó khăn cùng vượt khó vươn lên.

Được một lần gặp Bác Hồ đã là hạnh phúc lớn trong cuộc đời, nhưng với anh hùng phá bom Cao Xuân Thọ xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa) vinh dự 4 lần liên tiếp được gặp Bác (từ năm 1953 đến 1956, trong đó có 3 lần được Người tặng Huy hiệu và trực tiếp gắn Huân chương Lao động hạng Ba) thì hạnh phúc đó không thể diễn tả thành lời. Ông Thọ coi những năm tháng chiến đấu trong mưa bom, bão đạn, những khoảnh khắc được gặp Bác Hồ là báu vật tinh thần của đời mình. Con, cháu của ông Thọ cũng học ở ông và trưởng thành trong ngành quân đội.

Đã 53 năm đọc thư khen của Bác gửi cho HTX Đông Phương Hồng, bà Nguyễn Thị Bảy, thôn Hương Nhượng, xã Thọ Hải (Thọ Xuân) - con chim đầu đàn trong phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” vẫn còn nguyên cảm xúc tự hào. Hòa bình lập lại, bà Bảy làm chủ tịch hội nông dân xã và luôn cùng các thành viên trong gia đình tích cực tham gia các phong trào của địa phương, như: Dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới...

Những lần vinh dự được gặp Bác, được Bác gửi thư khen, động viên đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc, là động lực to lớn để các thế hệ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân không ngừng nỗ lực vượt lên mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần to lớn vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn dành cho Thanh Hóa những tình cảm yêu thương, quan tâm và tin tưởng. Người không chỉ trực tiếp về thăm (4 lần) mà còn nhiều lần gửi thư biểu dương, khen ngợi và tặng Huy hiệu của Người cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu. Tháng 6-1950, Người đã khen ngợi 3 xã xuất sắc nhất trong chiến đấu và sản xuất là Tân Tiến, Hoằng Lộc và Đông Anh; tháng 11-1954, Bác gửi thư, tặng quà và Huy hiệu cho cán bộ, đồng bào, thanh niên, dân công ở công trường xe lửa và đập sông Chu; năm 1961, Bác khen các cấp lãnh đạo tỉnh đoàn kết nhất trí, tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành chỉ thị của cấp trên một cách nghiêm chỉnh; ngày 19-5-1964, Bác gửi thư khen tuổi trẻ Thanh Hóa cùng với tuổi trẻ Nghệ An đã vượt qua gian khổ, xây dựng tuyến đường sắt Thanh Hóa – Nghệ An; năm 1966 Bác gửi thư khen HTX Thắng Lợi, xã Xuân Thành, HTX Đông Phương Hồng, xã Thọ Hải (Thọ Xuân); năm 1967, Bác viết thư khen các trung đội nữ dân quân Thanh Hóa như trung đội dân quân gái Hoa Lộc (Hậu Lộc), Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Hà Tiến (Hà Trung)... bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.

Thấm nhuần quan điểm, tư tưởng của Bác “Thi đua là yêu nước” “Yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TĐKT, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng ở các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn thể nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nổi bật là các phong trào thi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Công dân, gia đình, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thực hành tiết kiệm chống lãng phí”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Dân vận khéo”... Từ các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến ở hầu hết các lĩnh vực lôi cuốn mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân tham gia. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 15,16%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 23.500 tỷ đồng, vượt dự toán Trung ương giao trên 1.600 tỷ đồng, gấp gần 1,8 lần năm 2017.

Để kịp thời cổ vũ, nhân rộng các phong trào thi đua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. Ban hành quy chế TĐKT và nhiều cơ chế, chính sách khen thưởng, từ đó đã động viên, khuyến khích, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi trong mọi tầng lớp nhân dân như: Chính sách khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới; tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu; chính sách khen thưởng cho hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; tặng danh hiệu “Vì sự phát triển Thanh Hóa” cho những cá nhân có cống hiến to lớn cho sự phát triển của tỉnh nhà...

Ở các cấp, ngành, địa phương cũng thường xuyên tổ chức hội nghị tuyên dương khen thưởng những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm tạo động lực, nâng cao tinh thần tự giác của từng tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần làm chuyển biến tích cực về nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong tham gia phong trào thi đua và công tác khen thưởng của tỉnh trong thời gian qua. Năm 2018, ở cấp Nhà nước, toàn tỉnh đã có 14 đơn vị được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, 32 tập thể, cá nhân được tặng Huân chương Lao động, 92 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 cá nhân là Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 72 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương. Đối với cấp tỉnh, đã có 197 đơn vị được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, 115 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, 526 tập thể lao động xuất sắc, 4.448 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh...

Minh Trang


Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]