13.000 người Haiti đi lánh nạn phải hồi hương trong điều kiện bất ổn an ninh
Khoảng 13.000 người Haiti vốn rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn sang các nước láng giềng đã buộc phải hồi hương trong tháng Ba vừa qua, bất chấp tình hình an ninh tại quốc gia Caribe đang ngày càng tồi tệ.
Người dân chạy trốn khỏi khu vực xảy ra đụng độ ở Port-au-Prince (Haiti), ngày 20/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/4, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết trong tháng Ba vừa qua, khoảng 13.000 người Haiti vốn rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn sang các nước láng giềng đã buộc phải hồi hương, bất chấp cuộc khủng hoảng nhân đạo và an ninh tại quốc gia Caribe này đang ngày càng trở nên tồi tệ.
Theo IOM, số người di cư Haiti phải trở về nước trong tháng Ba đã tăng 46% so với tháng trước đó. Trong đó, gần 3.000 người đã nhận được hỗ trợ nhân đạo khi trở về nhà.
IOM cho rằng đối với hầu hết người dân Haiti, việc di cư hợp pháp vẫn là một trở ngại chưa thể vượt qua khiến họ coi di cư trái phép là tia hy vọng duy nhất.
Người dân Haiti có thể phải mất hơn một năm mới có được hộ chiếu, điều này khiến họ không thể tiếp cận các lộ trình di cư hợp pháp hiện có như các chương trình và thị thực nhân đạo.
IOM cho biết thêm ngoài ra, tại Haiti còn có hơn 360.000 người phải di dời trong nước, trong đó có người phải sơ tán nhiều lần. Thậm chí, tình trạng bất ổn tại quốc gia Caribe với 11,6 triệu dân cũng đang làm gia tăng số người muốn tự tử.
Kể từ cuối tháng Hai năm nay, các băng nhóm có vũ trang đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào các đồn cảnh sát, nhà tù và sân bay trên khắp đất nước Haiti, gây ra tình trạng hỗn loạn tại quốc gia Caribe này, đồng thời buộc Thủ tướng Ariel Henry phải từ chức.
Việc một Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp vẫn chưa được thành lập đầy đủ đang làm trì hoãn sự hỗ trợ của lực lượng đa quốc gia nhằm giúp cảnh sát Haiti tái lập trật tự, cũng như ảnh hưởng đến khả năng cung cấp viện trợ của các tổ chức phi chính phủ cho người dân bị ảnh hưởng.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 4/4 cho biết Liên hợp quốc đã phân bổ 12 triệu USD vào quỹ khẩn cấp cho Haiti.
Theo ông Griffiths, bạo lực băng nhóm tại Haiti không chỉ khiến hàng nghìn người dân phải rời bỏ nhà cửa mà còn đẩy 5 triệu người vào cảnh đói nghèo trầm trọng và làm suy yếu hệ thống y tế vốn đã mong manh của nước này.
Do đó, khoản tiền trên sẽ giúp các đối tác viện trợ tiếp cận được những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cùng ngày tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi các thành viên tiếp tục ủng hộ các biện pháp và nỗ lực của Chính phủ Haiti nhằm chống lại bạo lực băng nhóm có vũ trang và tình trạng buôn bán, nhập khẩu và lưu hành trái phép vũ khí, đồng thời đảm bảo tôn trọng nhân quyền ở nước này./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
5 giờ trước
Những sự kiện thế giới nào đáng được mong chờ trong năm 2025 này?
-
5 giờ trước
Thông tin mới nhất về tai nạn máy bay Hàn Quốc: Nguyên nhân từ đàn chim?
-
05:28 05/04/2024
Xung đột Hamas-Israel: Các tổ chức viện trợ gần như không thể hoạt động
Israel tuyên bố sẵn sàng ứng phó với khả năng Iran tấn công trả đũa
Đại hội đồng Liên hợp quốc ủng hộ loại bỏ hoạt động buôn bán “kim cương máu”
Chính phủ Anh đối mặt với áp lực ngừng bán vũ khí cho Israel
Tổng thống Hàn Quốc gặp gỡ đại diện bác sỹ tập sự để tháo gỡ bế tắc y tế
NATO kỷ niệm 75 năm thành lập, khẳng định là liên minh mạnh nhất, bền vững nhất
Chính phủ Phần Lan đóng các cửa khẩu biên giới với Nga vô thời hạn
Các Ngoại trưởng NATO nhất trí về việc điều phối viện trợ quân sự cho Ukraine
Quy định mới về đào tạo lái xe hạng B1,B2, C có hiệu lực từ 1/6
Chính phủ Paraguay quyết định đóng cửa một loạt đại sứ quán
Địa phương
Thời tiết
- 14°C - 18°CNhiều mây, có mưa, mưa rào
- 12°C - 19°CCó mây, không mưa