(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, cùng với thời tiết vào thời điểm giao mùa liên tục thay đổi, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp, sởi, rubella, tiêu chảy, tay chân miệng... Do đó, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh có vai trò hết sức quan trọng.

Chủ động phòng chống dịch bệnh lúc giao mùa

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, cùng với thời tiết vào thời điểm giao mùa liên tục thay đổi, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp, sởi, rubella, tiêu chảy, tay chân miệng... Do đó, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh có vai trò hết sức quan trọng.

Chủ động phòng chống dịch bệnh lúc giao mùaNgười dân nên chủ động tiêm chủng cho trẻ để phòng tránh dịch bệnh.

Thống kê tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, vào các thời điểm giao mùa, số trẻ đến khám và nhập viện điều trị tại bệnh viện thường tăng đáng kể, trong đó 50% trẻ mắc bệnh liên quan hô hấp, chủ yếu là viêm họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi... Tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng hơn 100 bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp, chiếm khoảng hơn 30% tổng số bệnh nhi đến khám mỗi ngày. Theo các bác sĩ, đối với trẻ dưới sáu tuổi, hệ miễn dịch của trẻ non yếu, khó thích nghi với biến đổi của môi trường, nên dễ nhiễm bệnh khi giao mùa. Hệ hô hấp - cơ quan cửa ngõ tiếp xúc với không khí bên ngoài dễ bị xâm nhập và tấn công. Trẻ có thể viêm đường hô hấp trên, viêm mũi họng, phế quản, tiểu phế quản, rồi tiến triển thành viêm phổi nếu không điều trị kịp thời. Vì thế, để phòng bệnh hiệu quả cho bản thân và các thành viên trong gia đình, các chuyên gia y tế cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là người dân chủ động phòng chống dịch bệnh. Các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế bệnh tật như: cần cho con em mình tiêm đầy đủ các loại vắc-xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng và nếu có điều kiện có thể tiêm thêm một số loại vắc-xin khác theo dịch vụ như cúm, viêm não Nhật Bản... đồng thời giữ vệ sinh cho trẻ, tắm rửa bằng nước ấm thường xuyên để loại trừ các tác nhân gây dị ứng hoặc nguồn bệnh khi cầm nắm đồ chơi bẩn; cho bé ăn đủ chất, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, nhóm chất betaglucan... để giúp trẻ tăng cường thể chất, sức đề kháng nhằm đẩy lùi bệnh tật. Đặc biệt, cần thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng, ngừa rối loạn tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm đường ruột.

Để chủ động ứng phó, ngành y tế phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào việc giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức phòng bệnh cho người dân; thông qua đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn, bản và kết hợp tuyên truyền qua hoạt động khám, chữa bệnh; thành lập các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ cho các xã, phường trong việc điều tra và xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra.

Trao đổi với ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được biết: Để chủ động phòng chống dịch bệnh thời điểm giao mùa, trung tâm đã chủ động và phối hợp với trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố giám sát các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện và cộng đồng, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất phòng chống dịch. Thời tiết thay đổi không chỉ tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Do đó, việc chủ động phòng chống dịch thời điểm giao mùa là việc làm cấp thiết, nếu để các bệnh dịch theo mùa bùng phát cùng với dịch COVID-19 sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục cần được đẩy mạnh, nâng cao nhận thức cho người dân về những kiến thức phòng chống dịch bệnh, gắn với dịch COVID-19, hạn chế thấp nhất việc lây nhiễm các bệnh dịch trong cộng đồng.

Việc chủ động của người dân là biện pháp tốt nhất để phòng chống dịch bệnh. Khi trong gia đình hoặc nơi sinh sống có người mắc bệnh dễ gây thành dịch, người dân cần thông báo với chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn kịp thời.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]