(Baothanhhoa.vn) - Việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tinh gọn hệ thống ĐVHC theo đúng chủ trương của Đảng. Từ đó, mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giảm số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Qua đó, giảm chi ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân và tăng nguồn lực đầu tư để phát triển.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài 2): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính sau sáp nhập

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tinh gọn hệ thống ĐVHC theo đúng chủ trương của Đảng. Từ đó, mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giảm số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Qua đó, giảm chi ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân và tăng nguồn lực đầu tư để phát triển.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài 2): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính sau sáp nhậpCác bộ, công chức phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn thực hiện nhiệm vụ được giao. Ảnh: Thu Vui

Tin liên quan:
  • Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài 2): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy hành chính sau sáp nhập
    Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài 1): Địa ...

    Bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 ngày 12-3-2019 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14-5-2019 của Chính phủ về công tác sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, bằng nhiều cách làm chủ động, phù hợp, tỉnh Thanh Hóa đã sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn thành 67 xã, phường, thị trấn, giảm 76 đơn vị; là địa phương có số lượng ĐVHC cấp xã giảm nhiều nhất cả nước. Đến nay, các xã, phường, thị trấn sau khi sáp nhập đã hoạt động ổn định, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, từ đó tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tinh gọn bộ máy hành chính cấp xã

Ngày 1-12-2019, thực hiện Nghị quyết số 786 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, 3 xã: Thọ Trường, Xuân Tân và Xuân Vinh ở huyện Thọ Xuân sáp nhập thành lập xã Trường Xuân. Ngay sau sáp nhập, cấp ủy đảng, chính quyền xã đã tích cực ổn định bộ máy và nhanh chóng bắt tay vào công việc phục vụ người dân. Xã Trường Xuân có 14 thôn, diện tích tự nhiên 13,74km2, có gần 11.000 nhân khẩu, 3.700 hộ, có 23 chi bộ đảng với hơn 800 đảng viên. Ngay sau lễ công bố sáp nhập, Đảng ủy xã Trường Xuân đã lãnh đạo tổ chức kỳ họp HĐND xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2016–2021 để tiến hành bầu chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xã, bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã... Cùng với ổn định tổ chức bộ máy, cấp ủy tăng cường công tác cán bộ đi cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc sau khi tiến hành hợp nhất. Cùng với đó, đối với các hội, đoàn thể, xã đã tiến hành kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt sau khi sáp nhập. Nhờ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bộ máy cán bộ, công chức xã Trường Xuân đã được ổn định và đi vào hoạt động đáp ứng phục vụ hành chính cho người dân.

Đồng chí Trịnh Bá Hậu, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân, cho biết: Sau 3 năm sáp nhập, hiện nay, dù địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc lớn, nhưng đội ngũ cán bộ của xã Trường Xuân đã nỗ lực, đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của đảng ủy, chính quyền xã Trường Xuân đã sớm ban hành quy chế làm việc đáp ứng với yêu cầu mới. Căn cứ vào năng lực, sở trường của từng cán bộ, công chức để sắp xếp, bố trí phân công nhiệm vụ phù hợp, góp phần vào việc ổn định tổ chức bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các cán bộ được giao nhiệm vụ đã yên tâm công tác để lãnh đạo Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc đảm bảo giải quyết nhanh, đúng quy trình các thủ tục hành chính cho Nhân dân. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Trường Xuân đang xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.

Trước khi sáp nhập, huyện Thạch Thành có 28 xã, thị trấn. Thực hiện Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 và Nghị quyết số 786 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, huyện Thạch Thành đã sáp nhập 6 ĐVHC gồm các xã Thạch Tân, Thạch Bình, Thành Vân, Thành Kim, thị trấn Vân Du, thị trấn Kim Tân thành 3 ĐVHC là xã Thạch Bình, thị trấn Vân Du và thị trấn Kim Tân. Sau sắp xếp, huyện Thạch Thành giảm 3 ĐVHC, còn 25 xã, thị trấn. Để bộ máy hành chính mới sáp nhập đi vào hoạt động, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các ĐVHC mới sáp nhập sớm hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng quy định, bảo đảm thông suốt, liên tục trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể. Sau sáp nhập, tổng số cán bộ, công chức ở 3 ĐVHC mới thành lập là 79 người (giảm 29 người); số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã là 30 người (giảm 43 người). Tổng số cán bộ, công chức dôi dư đã giải quyết là 26 người, gồm 17 cán bộ và 9 công chức... Cùng với chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của tỉnh, UBND huyện đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với quy mô, yêu cầu thực thi công vụ của ĐVHC mới.

Thực hiện Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để kiện toàn sắp xếp lại cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và cơ quan hành chính. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo ban thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy tiến hành tổ chức thành lập đảng bộ mới, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra đảng ủy của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp. Theo đó, đã sắp xếp 143 đảng bộ cấp xã với 1.296 chi bộ, 35.506 đảng viên thành 67 đảng bộ, giảm 76 đảng bộ. Cơ cấu, số lượng của ban chấp hành, ban thường vụ, số lượng phó bí thư, thành viên ủy ban kiểm tra thực hiện theo đúng quy định, Điều lệ Đảng.

Để HĐND được hoạt động xuyên suốt, đại biểu HĐND của các ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp hợp thành HĐND của ĐVHC mới, tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2016-2021 theo quy định tại Điều 134, Điều 137 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. HĐND ĐVHC cấp xã mới sau khi sắp xếp bầu thường trực HĐND, ban của HĐND theo quy định. Cụ thể 3.344 đại biểu của 143 HĐND ĐVHC trước khi sắp xếp hợp thành đại biểu của 67 HĐND ĐVHC sau khi sắp xếp. HĐND đơn vị mới đã bầu ra 67 chủ tịch, 67 phó chủ tịch và các ban của HĐND. Ngay sau đó UBND ĐVHC mới do HĐND bầu ra theo quy định tại Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, gồm 67 chủ tịch, 143 phó chủ tịch và 134 ủy viên UBND xã.

Cùng với đó, trên cơ sở sáp nhập các ĐVHC, các địa phương tiến hành thành lập ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội của ĐVHC cấp xã mới và các chức danh theo quy định. Các địa phương đã sắp xếp, hợp nhất từ 715 tổ chức xuống còn 335 tổ chức, giảm 380 tổ chức; sáp nhập 458 hội thành 214 hội (giảm 244 hội), thành lập mới 5 hội, giải thể 1 hội và đổi tên 242 hội cho phù hợp với tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp.

Quan tâm giải quyết đội ngũ cán bộ dôi dư

Trong quá trình thực hiện sáp nhập, trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư là 1.419 người; người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư 1.523 người. Để thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ, người làm việc sau sáp nhập, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20, Hướng dẫn số 5, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1649, quy định, chỉ đạo tạm dừng việc bầu các chức danh lãnh đạo, quản lý; tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức tại các xã thuộc diện sắp xếp; chỉ đạo xây dựng phương án bố trí sắp xếp cán bộ, công chức; không bố trí các trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn; thuyết phục, vận động nghỉ hưu trước tuổi; quy định cụ thể phương án, giải pháp, lộ trình kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị...; bố trí cán bộ, công chức (điều động, tiếp nhận đến đơn vị còn thiếu, nghỉ hưu, tinh giản...).

Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, để thực hiện đồng bộ quy định về cán bộ, công chức cấp xã tại Nghị định số 34 của Chính phủ; UBND tỉnh đã xây dựng phương án tổng thể, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến chỉ đạo; trên cơ sở đó đã ban hành Quyết định số 16, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 232 quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đến từng chức vụ, chức danh; số lượng người hoạt động không chuyên trách và chủ tịch hội đặc thù ở cấp xã giảm còn từ 8 đến 10 người (trước đây từ 26 - 28 người), ở thôn còn 3 người (trước đây 6 người); tiếp tục tạm dừng tuyển dụng công chức cấp xã; khuyến khích việc bầu công chức đảm nhận chức danh cán bộ nhằm giải quyết dôi dư; bố trí công chức kiêm nhiệm thêm chức danh người hoạt động không chuyên trách...

Do thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nêu trên, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết được 944/1.419 cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC, số công chức dôi dư còn lại, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 bố trí bằng hoặc thấp hơn so với quy định. Đối với chính sách hỗ trợ, ngoài việc được hưởng chế độ thôi việc, tinh giản... HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 181 quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư. Đến nay, đã phê duyệt cho 352 cán bộ, công chức, hơn 1.500 người hoạt động không chuyên trách cấp xã thôi việc ngay với tổng kinh phí hỗ trợ 49,6 tỷ đồng.

Trước khi thực hiện sáp nhập, Thanh Hóa - địa phương có số lượng ĐVHC cấp xã lớn nhất cả nước nhưng đa phần có quy mô nhỏ, không đồng đều giữa các vùng, miền; quy mô ĐVHC nhỏ, gây cản trở, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm phân tán, giảm nguồn lực địa phương, chia, tách không gian văn hóa - xã hội; số lượng ĐVHC nhiều nên tổ chức bộ máy, biên chế trong hệ thống chính trị ở cơ sở lớn; ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động của bộ máy và xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị làm việc ngày một tăng. Vì vậy, sau khi hoàn thành sắp xếp, tăng quy mô ĐVHC cấp xã đã góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Hiệu quả công tác quản lý Nhà nước ở các ĐVHC sau sắp xếp được nâng lên; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được phát huy, hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; cải cách hành chính - xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ người dân ngày một tốt lên.

Qua 3 năm thực hiện sáp nhập ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh, không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, mà còn góp phần tinh giản biên chế, tiết kiệm chi ngân sách. Đến nay, qua việc sáp nhập ĐVHC cấp xã; sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, hằng năm ngân sách tỉnh tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng.

Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]