(Baothanhhoa.vn) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 là một tất yếu lịch sử, đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời, Đảng đã vạch ra tiến trình lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Từ đó cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối “Như không có đường ra” kéo dài đằng đẵng mấy chục năm suốt đầu thế kỷ XX. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(1).

Chỉnh đốn và phát triển là phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 là một tất yếu lịch sử, đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời, Đảng đã vạch ra tiến trình lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Từ đó cách mạng Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối “Như không có đường ra” kéo dài đằng đẵng mấy chục năm suốt đầu thế kỷ XX. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(1).

Chỉnh đốn và phát triển là phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi thành lập

Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951). Ảnh tư liệu.

Từ khi thành lập, Đảng đã thể hiện bản chất cách mạng, khoa học và tiến bộ, bằng tự chỉnh đốn và phát triển. Ngay trong Hội nghị thành lập (từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, bên cạnh việc biểu dương những thành tích đã đạt được trong phong trào công nhân, hội nghị đã chỉ rõ những hạn chế khuyết điểm, thiếu thống nhất về phương pháp cách mạng của ba tổ chức cộng sản là An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, trong quá trình lãnh đạo phong trào công nhân. Hội nghị đã thống nhất ba Tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939. Trong hai phong trào cách mạng đó, bên cạnh những thành tích đã đạt được có ý nghĩa to lớn, Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng lực lượng và khởi nghĩa vũ trang; bài học về xây dựng lực lượng chính trị trong điều kiện Đảng đang hoạt động bí mật, đã góp phần to lớn làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng 8, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945; biến Nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người làm chủ; biến Đảng ta trở thành một Đảng cầm quyền của một chính thể quốc gia, được cả thế giới thừa nhận.

Trong cuộc trường chinh kháng chiến, chống thực dân Pháp bảo vệ thành quả cách mạng, Đảng đã bền gan chiến đấu hy sinh. Nhưng Đảng ta cũng đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và thẳng thắn phê bình một số chi bộ, đảng bộ của một vài khu, có nhiều sơ hở để kẻ thù lợi dụng tung tin xấu, thực hiện ly gián chia rẽ, gây nghi kỵ, hiểu nhầm lẫn nhau giữa các đồng chí, đồng đội trong một số đơn vị quân đội và dân quân. Trong thời gian này, Đảng cũng đã thẳng thắn phê bình những biểu hiện của căn bệnh cá nhân chủ nghĩa; qua Bài viết “Sửa đổi lối làm việc, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó động viên toàn quân, toàn dân ra sức thi đua ái quốc, dốc sức đẩy nhanh cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đầy gian khổ của toàn dân tộc và kết thúc bằng thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thời kỳ cải cách ruộng đất sau năm 1954, trong quá trình thực hiện do một số địa phương vận dụng sai lệnh tư tưởng chỉ đạo của Trung ương, đã để gây ra những sai lầm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Đảng ta kịp thời chỉnh đốn và đã tiến hành sửa sai. Trung ương đã nghiêm khắc kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo đã để xảy ra sai phạm. Đồng chí Bí thư thứ nhất đã tự nhận khuyết điểm của mình trước Ban Chấp hành Trung ương. Tại Đại hội III (1960) của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương xin lỗi toàn dân về những sai lầm, khuyết điểm trong cải cách ruộng đất và động viên toàn dân tộc, dồn sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đầy hào hùng và bi thương, đã làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, “non sông thu về một mối”.

Hòa bình lập lại, cả nước ta bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và kiến tạo đất nước. Trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, ta đã duy trì quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp, vội vàng xóa bỏ kinh tế thị trường, trong khi nó đang còn lý do để tồn tại; xóa bỏ hình thức sở hữu tư nhân, trong khi nó đang phát huy tác dụng và hiệu quả. Vì vậy, đã làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống Nhân dân đói khổ, điêu đứng. Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời đổi mới, chỉnh đốn, chấn chỉnh, tự kiểm điểm và chỉ ra những hạn chế về bệnh chủ quan duy ý chí, trong tư duy và những yếu kém, sai lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Khắc phục tình trạng đó Đảng đã thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế. Có thể nói, Đại hội VI (12-1986) đã đánh dấu một “bước ngoặt” trong tự đổi mới, tự chỉnh đốn của Đảng.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Nhưng bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế. Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII về Chỉnh đốn Đảng đã đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, mà đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ta nhận định: Trong những năm qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; niềm tin của Nhân dân với Đảng được củng cố. Cùng với những thành tích đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, yếu kém, thậm chí có những, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân. Tình hình đó, sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng; đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, Đảng ta chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”(2).

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, khóa XIII Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện tinh thần đó, toàn Đảng ta đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, tự chỉnh đốn và phát triển một cách nghiêm túc, từ Trung ương đến cơ sở theo nguyên tắc dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm. Nội dung kiểm điểm tự phê bình, tự chỉnh đốn đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; về mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong việc thực hiện chức trách nhiện vụ được giao. Quá trình chỉnh đốn và phát triển của Đảng đã góp phần làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tạo động lực lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng một xã hội phồn vinh, tiếp tục nâng vị thế dân tộc ta lên một tầm cao mới.

...

Với bản chất cách mạng, khoa học và tiến bộ của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ khi thành lập năm 1930 đến nay cũng thường xuyên tự chỉnh đốn và phát triển theo tiến trình vận động của cách mạng Việt Nam. Việc tự chỉnh đốn và phát triển được Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa coi đó là công việc thường xuyên và liên tục của Đảng, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII “Về công tác xây dựng Đảng”, đã được Tỉnh ủy nhận thức sâu sắc là nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt về công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các cấp, các ngành tổ chức, triển khai kiểm điểm tự phê bình và phê bình, tự chỉnh đốn một cách nghiêm túc, trong toàn Đảng bộ. Quá trình kiểm điểm tự chỉnh đốn của các cấp ủy Đảng đã chỉ ra những ưu điểm mà đặc biệt đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo và đề ra các giải pháp khắc phục.

Như vậy, tự chỉnh đốn và phát triển là phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần khắc phục và làm hạn chế tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong Đảng. Từ đó góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ của một bộ phận trong cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tạo động lực để Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo Nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong lộ trình thực hiện khát vọng thịnh vượng, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh giàu đẹp.

Bùi Khắc Hằng

(Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy)

(1). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXBCTQG.H2002, tr8.

(2). Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, NXBCTQG; H.2012, tr27, 28.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]