(Baothanhhoa.vn) - Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là đạo đức trong Đảng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2015-2020, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực hiện quyết liệt đã thực sự tạo được niềm tin trong Nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 2: Vững niềm tin theo Đảng

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là đạo đức trong Đảng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2015-2020, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực hiện quyết liệt đã thực sự tạo được niềm tin trong Nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 2: Vững niềm tin theo ĐảngTiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, chào năm mới 2021. Ảnh: MẠNH CƯỜNG

Tin liên quan:
  • 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng - Bài 2: Vững niềm tin theo Đảng
    Bài 1: Những thành tựu quan trọng

    Nhìn lại nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật và đột phá, đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Xây dựng Đảng là then chốt

Hội nghị Trung ương 4, khóa XI đã ra Nghị quyết lịch sử “Về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Có thể nói nghị quyết đã tổng hợp và kết tinh từ rất nhiều nghị quyết xây dựng Đảng trước đó và nâng cao cả về quan điểm, phương hướng và giải pháp xây dựng Đảng, nghị quyết có tầm vóc, ảnh hưởng rất lớn trong Đảng và trong Nhân dân. Một nghị quyết lịch sử, kịp thời, đúng lúc, rất được lòng dân, vì trách nhiệm cao nhất trước dân tộc và Nhân dân mà Đảng tự đổi mới chính mình, đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng ở vị trí then chốt. Công tác xây dựng Đảng ngày càng trở nên bức thiết và chặt chẽ hơn. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục đánh dấu mốc quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảng về đạo đức. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nhận diện đầy đủ, sâu sắc để kiên quyết đẩy lùi 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII vượt ra khỏi giới hạn, phạm vi một Nghị quyết Trung ương và trở thành một nghị quyết có tầm ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài, cả trong nhiệm kỳ khóa XII và mãi mãi.

Với mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng đặc biệt chú trọng, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Nhiều vấn đề khó, phức tạp đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, đến nay đã đạt được kết quả quan trọng.

“Không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”

Giai đoạn 2013-2020, kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến nay, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác PCTN đã có một bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, rõ nét, tạo dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt, không để oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn đọng từ nhiều năm trước và các vụ án xảy ra trong ngành, lĩnh vực được cho là “vùng cấm, nhạy cảm” đã được tập trung chỉ đạo điều tra, làm rõ bản chất, xử lý nghiêm minh, công khai, kể cả cán bộ cao cấp, đương chức hay nghỉ hưu.

Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Riêng ban chỉ đạo PCTN từ khi thành lập đến nay đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở ba cấp độ (cấp độ ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; cấp độ Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; cấp độ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý). Trong đó ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc, đã xét xử sơ thẩm 86 vụ án/814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (một Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...).

Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian qua với mức án rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa, thu hồi gần 68.000 tỷ đồng/118.000 tỷ đồng phải thu hồi, đạt tỷ lệ 57,39%. Đây là bước đột phá trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

Là đảng viên luôn theo dõi tình hình chính trị của đất nước qua các phương tiện thông tin, tuyên truyền, đồng chí Vũ Xuân Thu (Câu lạc bộ Hàm Rồng) cho biết: Công tác PCTN nhiệm kỳ qua, Đảng, Chính phủ đã làm rất tốt, quyết liệt thực hiện nhiều vụ án kinh tế lớn và không có vùng cấm. Công tác đấu tranh PCTN được thực hiện mạnh mẽ, tích cực, tạo được niềm tin, sự đồng tình cao trong Nhân dân. Tôi mong muốn trong cuộc chiến chống tham nhũng cần tiếp tục kiên quyết xử lý những vụ tham nhũng lớn, nhưng không xem nhẹ chống tham nhũng vặt vì nó ảnh hưởng nhức nhối đối với cuộc sống hàng ngày và lòng tin của người dân.

Niềm tin và kỳ vọng của Nhân dân

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, cán bộ, đảng viên và dư luận trong xã hội, chưa bao giờ công tác xây dựng Đảng mà trong đó là xây dựng đạo đức trong Đảng lại được quan tâm và chỉ đạo thực hiện sát sao, thực chất như Nghị quyết Đại hội XII của Đảng mà cụ thể là công tác PCTN được chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả như thời gian vừa qua đã để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh PCTN đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần, cán bộ, đảng viên luôn tin tưởng, kỳ vọng vào một nhiệm kỳ mới Đảng tiếp tục phát triển trong sạch, vững mạnh. Đại tá Nguyễn Hữu Thân, chi bộ 1, xã Thiệu Vận (Thiệu Hóa) chia sẻ: “Tôi mong muốn đại hội lần này sẽ sáng suốt lựa chọn ban chấp hành có đủ năng lực lãnh đạo đất nước phát triển, xứng đáng là những người đứng đầu có đức, có tài, vì dân để cùng với Nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”.

Dự thảo Báo cáo Đại hội XIII của Đảng nêu rõ phương hướng công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ là: Tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng; tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, coi trọng hơn nữa công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...

Dự thảo báo cáo đã nêu ba giải pháp đột phá của công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII cần thực hiện có hiệu quả như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là công tác tổ chức cán bộ; phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

Thực tế hiện nay cho thấy, càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, lại càng phải quan tâm, chú trọng xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảng về đạo đức. Do vậy những năm tới, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Minh Trang

Bài 3: Thành tựu đổi mới.


Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]