Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch
Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch đã được nhiều khu, điểm du lịch, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện. Đây được coi là một bước tiến của ngành du lịch Thanh Hóa, mở ra cơ hội để đưa hình ảnh du lịch đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Ra mắt công trình thanh niên tiên phong chuyển đổi số trong quảng bá du lịch: Cuốn sách và bản đồ “Ẩm thực thành phố Thanh Hóa”.
Huyện Bá Thước có cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Thái, Mường. Nơi đây có Khu Bảo tồn thiên thiên Pù Luông với hệ động, thực vật phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm, trở thành địa điểm hấp dẫn du khách. Để tiềm năng du lịch ấy được quảng bá rộng rãi, ngoài việc phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động trải nghiệm thì yếu tố không thể thiếu đó chính là việc quảng bá mạnh mẽ du lịch trên các nền tảng số và mạng xã hội như facebook, instagram, youtube, twitter, tiktok, zalo... Hiện nay, hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch trong huyện đều đã xây dựng cho mình trang fanpage, có ứng dụng đặt phòng trên trang booking, pagoda và các trang du lịch có uy tín trong Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Các hoạt động điều hành kinh doanh du lịch như marketing, quảng bá sản phẩm, tư vấn, chăm sóc khách hàng... cũng gần như được triển khai trên nền tảng trực tuyến.
Nhờ việc đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội nên những năm gần đây nếu muốn tham khảo, du khách chỉ cần gõ “Du lịch Bá Thước”, hoặc “Du lịch Pù Luông” sẽ cho ra rất nhiều kết quả tìm kiếm như: “Các điểm du lịch ở Bá Thước nổi tiếng”, “Kinh nghiệm du lịch Bá Thước”, “Cẩm nang du lịch Pù Luông từ A-Z”, “Tour du lịch Pù Luông”... Trên các trang này có rất nhiều thông tin, hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên, vùng đất, con người, các tour tham quan, điểm đến mới, đẹp hoặc giới thiệu các nhà hàng, đặc sản địa phương, rồi cách đặt các tour, tuyến du lịch, đặt xe, đặt phòng nghỉ... qua mạng xã hội. Đáng chú ý, là các trang này thu hút được rất đông người theo dõi và nhiều lượt tương tác.
Những năm gần đây, việc quảng bá tiềm năng thế mạnh của du lịch trên các nền tảng số cũng là một trong những hoạt động mà các cấp bộ đoàn trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tiêu biểu như tại TP Sầm Sơn, Thành đoàn đã tiến hành các bước khảo sát, xây dựng và đến nay đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng thực tế công trình chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử - văn hóa, du lịch TP Sầm Sơn với 22 bảng mã QR code đặt tại các di tích cấp quốc gia và các hubway trên địa bàn. Thông qua việc số hóa, tích hợp thông tin, hình ảnh về các điểm di tích trên nền tảng VR mang đến trải nghiệm thực tế ảo 360 độ, cho phép người sử dụng nhanh chóng tiếp cận thông tin về các địa điểm, xem toàn cảnh địa điểm một cách trực quan, sinh động nhất. Bên cạnh đó, Thành đoàn còn phát động cuộc thi ảnh online “Tôi yêu Sầm Sơn”, thông qua việc đăng tải những bức ảnh trên trang mạng xã hội facebook góp phần giới thiệu các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn thành phố.
Tại TP Thanh Hóa, Bí thư Thành đoàn Lê Ngọc Anh cho biết: “Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong đổi mới các hoạt động phong trào, trọng tâm quảng bá tiềm năng du lịch của thành phố trên các nền tảng số, Thành đoàn đã kết hợp cùng trang cộng đồng “Ăn uống Thanh Hóa” tổ chức lễ ra mắt công trình thanh niên tiên phong chuyển đổi số trong quảng bá du lịch và cuốn sách “Ẩm thực thành phố Thanh Hóa”, nhằm cung cấp, chia sẻ những trải nghiệm về ẩm thực và du lịch của thành phố tới du khách. Bên cạnh sách in, bản đồ ẩm thực trực tuyến cũng được ra mắt với hình thức quét mã QR, giúp du khách nhanh chóng, thuận lợi, không mất chi phí truy cập, tìm kiếm các địa chỉ ăn uống, điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn TP Thanh Hóa.
Thanh Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch khi được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thế tự nhiên cùng các giá trị văn hóa đặc sắc. Để các giá trị này được quảng bá rộng rãi đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước, các khu, điểm, đơn vị kinh doanh du lịch, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 115-KH/UBND triển khai thực hiện Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu, đến năm 2025 phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm, trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch tự động; 100% khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ khách du lịch; 100% máy tra cứu thông tin du lịch và dịch vụ được lắp tại các khu vực như Cảng Hàng không Thọ Xuân, Ga Thanh Hóa, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo và các khu du lịch trọng điểm.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-11-21 15:08:00
Xu thế thời tiết từ nay đến ngày 20/12 trên phạm vi cả nước có gì đáng lưu ý?
-
2024-04-02 09:40:00
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Hội thảo khoa học phản biện “Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp phía Tây TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá”
Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4
Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn
NASA và SpaceX triển khai sứ mệnh tiếp tế thương mại lần thứ 30 lên ISS
Hợp đồng điện tử VNPT eContract: Sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ mới
Kính thiên văn Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu gặp trục trặc
Nvidia ra mắt “siêu chip” thế hệ mới dành cho trí tuệ nhân tạo