(Baothanhhoa.vn) - Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại. Nó mở ra một quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới- dân chủ xã hội chủ nghĩa.Sự thành công của cuộc Tổng tuyển cử mang tính quyết định đối với sự nghiệp cách mạng đấu tranh đòi độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội của nhân dân ta.

Ý nghĩa lịch sử sâu sắc cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại. Nó mở ra một quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới- dân chủ xã hội chủ nghĩa.Sự thành công của cuộc Tổng tuyển cử mang tính quyết định đối với sự nghiệp cách mạng đấu tranh đòi độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội của nhân dân ta.

Ý nghĩa lịch sử sâu sắc cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I-Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh tư liệu

Trong bản Tuyên ngôn độc lập vang lên tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Đó là những tuyên ngôn hào sảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trước thế giới và trước đồng bào quốc dân về sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết, rất quan trọng của Nhà nước ta sau ngày thành lập là tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để hiến định những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám vừa mới giành được, cũng như bầu Chính phủ chính thức hình thành nên tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên. Công việc này không chỉ để củng cố mà còn tăng cường sự vững mạnh của chính quyền nước ta, đảm bảo quyền dân chủ cho người dân; đặc biệt còn khẳng định trước thế giới tính hợp hiến, hợp pháp của một chính quyền do nhân dân bầu ra.

Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ sự cấp thiết hơn bao giờ hết phải tiến hành càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu:"Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống...". Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn giải thích trên báo Cứu Quốc ngày 30-12-1945 về nguyên tắc tự do bầu cử: "... hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó".

Để công việc hệ trọng này diễn ra thành công tốt đẹp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành một loạt các sắc lệnh. Sắc lệnh số 14-SL ngày 8-9-1945 ghi rõ: "Chiếu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16,17-8-1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam theo chính thể dân chủ cộng hòa và chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”.Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: "... Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...”. Để chuẩn bị tốtcho cuộc Tổng tuyển cử Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 51-SL, ngày 17-10-1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử.

Nhờ có sự chuẩn bị trước rất chu đáo, kỹ lưỡng nên cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên diễn ra đúng như kế hoạch và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Chỉ một bộ phận ở phía Nam tiến hành bầu cử chậm hơn là vào ngày 23-12-1945 (do không kịp nhận lệnh hoãn), còn hầu hết đều tiến hành ngày 6-1-1946. Tất cả 71 tỉnh, thành phố có 89% tổng số cử tri đi bỏ phiếu và cả nước bầu được 333 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.

Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành sâu rộng trong cả nước ngày 6-1-1946 là sự kiện lịch sử vĩ đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới; là sự khởi đầu tốt đẹp của Quốc hội nước ta - một trụ cột vững chắc trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Qua 76 năm trưởng thành, với 15 cuộc bầu cử,Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng “là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyềnlập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Thắng lợi đó là một mốc son sáng chói đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.Thành công đó đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có Quốc hội, có Chính phủ thống nhất, cómột bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế về đối nội và đối ngoại/.

Ths. Nguyễn Thị Quy - Trường Chính trị Thanh Hóa


Ths. Nguyễn Thị Quy - Trường Chính trị Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]