(Baothanhhoa.vn) - Thảo luận tại phiên họp thường kỳ tháng 8-2022 của UBND tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022, tập trung vào tiến độ giải phóng mặt bằng, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA còn thấp so với kế hoạch năm; tiến độ lập, thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện còn chậm...

Xốc lại trách nhiệm

Thảo luận tại phiên họp thường kỳ tháng 8-2022 của UBND tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022, tập trung vào tiến độ giải phóng mặt bằng, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn ODA còn thấp so với kế hoạch năm; tiến độ lập, thẩm định và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện còn chậm...

Xốc lại trách nhiệm

Ảnh minh họa.

Theo các đồng chí, để xảy ra tình trạng này bên cạnh nguyên nhân khách quan, còn bởi tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động trong giải quyết công việc; công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa một số đơn vị chưa chặt chẽ; chất lượng của một bộ phận công chức còn hạn chế... Đặc biệt, đã xuất hiện tư tưởng sợ trách nhiệm, đùn đẩy trong thực hiện nhiệm vụ ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

Để xảy ra tình trạng trên, ngoài nguyên nhân khách quan là quy định pháp luật có những điểm chưa cụ thể, chưa đồng bộ, chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng, còn bởi một “nút thắt” rất lớn đó là năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, không kịp thời cập nhật quy định của pháp luật có liên quan để tránh làm sai. Một số cán bộ thường nhìn vào những sai phạm của cán bộ khác để liên hệ đến mình, dẫn đến suy nghĩ lo phòng thủ... Còn có trường hợp người có thẩm quyền quyết định nhưng thiếu chuyên môn, không dám tin tham mưu của cấp dưới. Hoặc cấp dưới trình độ còn hạn chế, tinh thần làm việc thụ động, sợ trách nhiệm, nên ngồi chờ ý kiến cấp trên dẫn đến ách tắc công việc.

Tiến trình phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra rất nhiều nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải nêu cao trách nhiệm, tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn nữa, sát cánh cùng tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định số 55-QĐ/TW về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”. Mới nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung nhằm khơi dậy mạnh mẽ ý thức, trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì Nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ. Đây là những cơ sở quan trọng để cán bộ, đảng viên soi chiếu, xác lập trách nhiệm bản thân, nỗ lực phấn đấu. Không vì yếu về chuyên môn, thiếu hiểu biết quy định của pháp luật và sợ làm sai dẫn đến không làm hoặc đùn đẩy trách nhiệm làm cản trở sự phát triển của tỉnh.

Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức bên cạnh việc nâng cao trình độ, sự hiểu biết pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác, còn cần phải xốc lại trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm trong phối hợp. Có như vậy mới góp phần sớm đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng ở phía Bắc của Tổ quốc như các nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]