(Baothanhhoa.vn) - Trong dòng cảm xúc dâng trào những ngày tháng tám, chúng tôi có dịp thăm lại chiến khu Bái Sậy, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. Nơi đây, từng được xem là căn cứ cách mạng quan trọng trước và trong Cách mạng Tháng Tám.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về thăm chiến khu Bái Sậy

Trong dòng cảm xúc dâng trào những ngày tháng tám, chúng tôi có dịp thăm lại chiến khu Bái Sậy, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. Nơi đây, từng được xem là căn cứ cách mạng quan trọng trước và trong Cách mạng Tháng Tám.

Về thăm chiến khu Bái Sậy

Di tích chiến khu Bái Sậy, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung.

Trưởng thôn Bái Sơn Tạ Văn Uyên bắt đầu câu chuyện với chúng tôi về chiến khu Bái Sậy. “Trước đây ở trong làng có cụ Tạ Quang Dõng, nguyên là đội trưởng chỉ huy chiến khu Bái Sậy, do tuổi cao sức yếu nên cụ đã mất cách đây 1 năm. Tôi có nghe cụ kể lại căn cứ Bái Sơn (chiến khu Bái Sậy) được thành lập tháng 2-1944 do Tỉnh ủy Việt Minh Thanh Hóa thành lập theo chủ trương của Quân khu 3. Căn cứ Bái Sơn là 1 trong 5 căn cứ quan trọng trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh (chiến khu Quang Trung). Nơi đây đã ghi dấu đội tự vệ vũ trang chiến đấu đầu tiên của huyện Hà Trung được thành lập gồm 7 đồng chí: Tạ Quang Dõng, Tạ Văn Vội, Phạm Nguyễn Hoàng; Nguyễn Ngọc Thực, Tạ Quang Cảnh, Đỗ Văn Thi, Trịnh Đức Thứ. Cụ Tạ Quang Dõng là người trực tiếp tham gia từ những ngày đầu và làm đội trưởng chỉ huy chiến khu, để che mắt kẻ thù, khi đó cụ và rất nhiều người nữa trong vai những người đi rừng đốn củi vừa tiếp tế lương thực, nuôi dưỡng đội quân tự vệ và khi có bất cứ việc gì bất thường xảy ra thì báo cáo ngay với lãnh đạo.

Từ tiểu đội nòng cốt, đến cuối tháng 5-1944, ở tất cả các làng lân cận, các tổ du kích, tự vệ cứu quốc nhanh chóng được thành lập và cử người về căn cứ để đào tạo, huấn luyện. Đêm 18-8-1945, tại căn cứ Bái Sơn, Ủy ban khởi nghĩa đã thành lập 3 trung đội tự vệ vũ trang chiến đấu nòng cốt; trung đội 1 có nhiệm vụ đánh chiếm phủ lỵ, trung đội 2 có nhiệm vụ án ngữ từ khu vực Đò Lèn đến núi Phấn, khống chế tuyến đường 1A, trung đội 3 có nhiệm vụ phá cầu Cừ, cầu Tống Giang và chặn xe tiếp viện từ Ninh Bình vào. Sau khởi nghĩa thành công vào sáng 19-8-1945, các cán bộ chỉ huy trong các trung đội được điều đi các huyện Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Nga Sơn để củng cố tổ chức các đội vũ trang.

Với vị thế hiểm yếu, nhiều đường tắt thuận lợi cho việc trung chuyển chỉ thị của Trung ương từ các tỉnh khu 3, khu 4 và ngược lại nên sau khi chiến khu Ngọc Trạo bị địch phát hiện và tan rã, Tỉnh ủy đã quyết định chọn nơi đây và cũng tại địa điểm này đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Đây là địa điểm huấn luyện của nhiều lớp quân sự, chính trị cho lực lượng tự vệ huyện Hà Trung trước cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945.

Để ghi nhớ và tri ân những người đã anh dũng hy sinh tại chiến khu Bái Sậy, nhà bia di tích được tỉnh quan tâm xây dựng, năm 1994 chiến khu Bái Sậy được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Di tích chiến khu Bái Sậy được xã Hà Tiến giao cho thôn Bái Sơn quản lý và hội cựu chiến binh thôn trực tiếp trông coi.

Tuy nhiên hiện công trình của di tích đã xuống cấp. Vì vậy, xã Hà Tiến đã có tờ trình kiến nghị các cấp, các ngành có liên quan tôn tạo để “giữ lửa” cho muôn đời con cháu mai sau. Trưởng thôn Tạ Văn Uyên cho biết thêm: Ước mong lớn nhất là tại khu di tích được trồng thêm cây lưu niệm, tạo đường đi thông thoáng, xây dựng nhà đón khách, để mọi người hiểu hơn về truyền thống của địa phương chứ nếu để như hiện tại thì di tích có nguy cơ rơi vào quên lãng.

Bài và ảnh: Lan Hoàng


Bài và ảnh: Lan Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]