(Baothanhhoa.vn) - Ngày 27-12, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12- 2018 nghe báo cáo, thảo luận các dự thảo: Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2019; Quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và một số nội dung quan trọng khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12: Thảo luận cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Ngày 27-12, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 12- 2018 nghe báo cáo, thảo luận các dự thảo: Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2019; Quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và một số nội dung quan trọng khác.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12: Thảo luận cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh; Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Hội nghị đã nghe đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trình bày dự thảo Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2019; Quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12: Thảo luận cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Đồng chí Ngô Hoàng Kỳ, Chánh văn phòng UBND tỉnh trình bày dự thảo chương trình công tác năm của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu, kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Đối với Quyết định về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện nghị quyết của Chính phủ, nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Văn phòng UBND tỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu, phải soạn thảo theo hướng nêu rõ các công việc trọng tâm, trọng điểm, phân công công tác chỉ đạo, điều hành tham mưu. Theo đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, kế hoạch hành động cần rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hoàn chỉnh xây dựng các sản phẩm chủ lực, hỗ trợ triển khai các dự án lớn trong nông nghiệp, tích tụ đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan tâm, tập trung chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng các xã, thị trấn kiểu mẫu.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, các sở, ngành có liên quan... tiếp tục bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các dự án đã được chấp thuận đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Tiếp tục ưu tiên việc vận động các dự án trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ vào địa bàn tỉnh. Đồng thời, có kế hoạch xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, hàng không; rà soát, công khai các quy hoạch; công tác giải phóng mặt bằng phải phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng địa phương. Đẩy mạnh thực hiện mọi giải pháp thu hút vốn đầu tư.

Việc xây dựng, triển khai các giải pháp phát triển đô thị cần làm rõ kế hoạch mở rộng thị trấn, từng địa phương phải xây dựng kế hoạch phát triển đô thị theo lộ trình từng năm, phấn đấu đạt chỉ tiêu đô thị hóa đạt 35% vào năm 2020. Thực hiện quyết liệt hơn trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp, mục tiêu phát triển doanh nghiệp, duy trì họp giao ban định kỳ hàng tháng; thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Về quản lý điều hành ngân sách, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các cơ quan thực hiện nghiêm Luật Ngân sách; tăng cường quản lý các chỉ tiêu thu ngân sách đến từng địa phương; thực hiện nghiêm túc tinh thần nghị quyết của Quốc hội, kiên quyết xử lý và thu hồi nợ đọng thuế, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu dự thảo chương trình hành động cần đưa thêm các chỉ tiêu cụ thể. Tiếp tục triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo đúng tinh thần nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; rà soát, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề. Thực hiện tốt công tác tự chủ tại các bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ bằng các loại hình chuyên sâu. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa về văn hóa, thể dục - thể thao gắn với việc quản lý có liên quan đến vấn đề văn hóa. Tăng cường xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa đã đầu tư. Đối với công tác cải cách bộ máy hành chính phải tăng cường công tác kiểm tra công vụ; nâng cao chất lượng công tác cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị; cải cách hành chính theo hướng thực chất, hiệu quả...

Đối với Dự thảo chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2019, các sở, ngành phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thống nhất danh mục nội dung chương trình làm việc với UBND tỉnh trong năm, tránh chồng chéo và phải bảo đảm phù hợp với từng nội dung tham mưu trình UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong năm 2019. Đối với một số dự án không khả thi thì không đưa vào kế hoạch, nghiên cứu đưa vào một số đề án mới mang tính thực tiễn cao để đưa vào chương trình công tác của UBND tỉnh.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12: Thảo luận cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Các sản phẩm từ cói là một trong những sản phẩm lợi thế của Thanh Hóa.

Phiên họp còn dành thời gian xem xét, thảo luận Đề án xây dựng mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đề án đưa ra mục tiêu giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể là: Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP (one commune one product - mỗi xã một sản phẩm) đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã. Ban hành và áp dụng cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả tỉnh. Tiêu chuẩn hóa khoảng 30% số sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có nguồn gốc từ các địa phương trên địa bàn tỉnh (khoảng 50 sản phẩm); củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với HTX và doanh nghiệp. Đến năm 2020 có ít nhất 1 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, 10 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 30 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Triển khai thực hiện 1 - 2 mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng. Triển khai xây dựng 1 trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện. Củng cố, kiện toàn 100% các doanh nghiệp, HTX tham gia Chương trình OCOP... Định hướng đến năm 2030 có 5 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, 30 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 150 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; 5 mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng; 5 trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Sau khi nghe các sở, ngành phát biểu ý kiến, phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân là lĩnh vực quan trọng, được Trung ương và tỉnh đặc biệt quan tâm. Để bảo đảm chất lượng Đề án đi vào thực tế đạt hiệu quả, yêu cầu đơn vị soạn thảo bám sát chủ trương của Trung ương, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; viết rõ ràng, gọn, dễ thực hiện. Nghiên cứu lại tên gọi của đề án cho phù hợp. Đồng chí cũng yêu cầu cần nghiên cứu chọn mỗi xã một sản phẩm phải có tiêu chí. Xã phải lựa chọn sản phẩm phù hợp mang tính đặc trưng, thể hiện được văn hóa vùng miền. Trên cơ sở đó, chọn sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh, sản phẩm nào đạt đủ các tiêu chí quốc gia. Sau khi lựa chọn sản phẩm, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để chuyển giao công nghệ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12: Thảo luận cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên-Môi trường trình bày dự thảo điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2021.

Hội nghị cũng nghe đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường trình bày dự thảo điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2021. Kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất giao Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất cơ chế chính sách thu gom và xử lý chất thải rắn. Về công tác thu gom nên tính toán cụ thể mức thu phù hợp để các đơn vị đủ chi phí thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Nếu cần Nhà nước hỗ trợ phải tính toán, có quy định cụ thể. Đối với công tác xử lý, Sở Xây dựng khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch. Các dự án xử lý khi chấp nhận chủ trương đầu tư phải tính toán gắn với vùng nguyên liệu phù hợp với công suất nhà máy. Không chấp thuận cho phép đầu tư các dự án chôn lấp, các dự án công nghệ đốt có công suất dưới 50 tấn/ngày.

Hội nghị cũng thống nhất với chủ trương Quy hoạch vùng huyện Đông Sơn đến năm 2040.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]