(Baothanhhoa.vn) - Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng, là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân, để Nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thật sự có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp. Cùng với cả nước, đến nay, Thanh Hóa đang tích cực chuẩn bị, thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, đúng quy trình các bước để cuộc bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai công tác bầu cử: Bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm

Triển khai công tác bầu cử: Bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm

Tuyên truyền cổ động trực quan cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 tại phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa. Ảnh: Hà Minh

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng, là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân, để Nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thật sự có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp. Cùng với cả nước, đến nay, Thanh Hóa đang tích cực chuẩn bị, thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, đúng quy trình các bước để cuộc bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp.

Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình

Trong những ngày này, công tác triển khai bầu cử tại các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh đang được thực hiện chặt chẽ theo đúng tiến độ, kế hoạch. Tại xã Thọ Lộc (Thọ Xuân), sau khi tiếp nhận các chỉ thị, văn bản, hướng dẫn của cấp trên về công tác bầu cử, xã đã thành lập ban chỉ đạo bầu cử, ủy ban bầu cử xã và các tiểu ban giúp việc bảo đảm số lượng, thành phần. Ngày 3-3-2021, ủy ban bầu cử xã đã ban hành quyết định về việc ấn định số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021–2026. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND huyện, xã đã điều chỉnh kết quả, đến ngày 4-3-2021 kết quả sau điều chỉnh là: tổng số đại biểu HĐND cấp xã được bầu là 25 người, tổng số người được giới thiệu ứng cử là 52 người, bảo đảm cơ cấu nữ, đại biểu trẻ tuổi, người ngoài Đảng, đại biểu tái cử... Đồng chí Lê Hữu Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Lộc cho biết: công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã và đang được xã triển khai nghiêm túc, đúng quy trình, quy định. Hiện nay ủy ban bầu cử xã đang triển khai tiếp nhận hồ sơ của người được giới thiệu và tự ứng cử đại biểu HĐND, sẽ kết thúc vào 17 giờ ngày 14-3-2021.

Tại phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa, nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân, ban chỉ đạo bầu cử và ủy ban bầu cử phường đã chỉ đạo tiểu ban giúp việc xây dựng phương án cổ động trực quan; chỉ đạo treo băng rôn, áp phích tại các nhà văn hóa phố; đồng thời tăng tần suất lượng thông tin, tuyên truyền về bầu cử trên hệ thống loa truyền thanh. Cũng như phường Quảng Thắng, nhiều xã, phường trên địa bàn TP Thanh Hóa đang triển khai công tác tuyên truyền bầu cử theo đúng yêu cầu, kế hoạch của Ủy ban Bầu cử thành phố. Trong cao điểm tuyên truyền đợt 1, tính đến ngày 23–2, TP Thanh Hóa đã treo 30 băng rôn ngang đường trên các tuyến đường Bà Triệu, Trần Phú, Quang Trung; treo 250 pano, phướn trên tuyến đường Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng; treo 50 phướn giữa dải phân cách trên tuyến đường Trần Phú, Bà Triệu, Quang Trung; thay thế nội dung tuyên truyền trên màn hình Led tại Quảng trường Lam Sơn. Đến nay, thành phố và các xã, phường trên địa bàn đã hoàn thành tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bảo đảm theo đúng quy định, kế hoạch và đang chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ hai.

Thực hiện Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, Chỉ thị số 45–CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 133/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV và các kế hoạch của Hội đồng Bầu cử quốc gia, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai, thực hiện các bước chuẩn bị cho công tác bầu cử một cách chặt chẽ, chủ động, đúng quy trình, quy định, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Tỉnh đã ban hành các chỉ thị, các kế hoạch, văn bản về lãnh đạo, tổ chức cuộc bầu cử, tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác bầu cử trong toàn tỉnh; thành lập Ban Chỉ đạo và Ủy ban Bầu cử tỉnh, cấp huyện và cấp xã đảm bảo đúng số lượng, thành phần. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã đã được tổ chức theo đúng thời gian quy định để thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND tỉnh và cấp huyện, cấp xã theo hướng dẫn của Trung ương. Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG, ngày 3-3-2021 của Hội đồng Bầu cử quốc gia và Quyết định số 22/QĐ-UBBC, ngày 20-2-2021 của Ủy ban Bầu cử tỉnh, ngày 4-3-2021 Ủy ban Bầu cử tỉnh đã ban hành Thông báo số 24/TB-UBBC về việc công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử ĐBQH khóa XV và đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, số ĐBQH khóa XV được bầu của tỉnh Thanh Hóa là 14 đại biểu; số đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là 85 đại biểu; số đơn vị bầu cử ĐBQH là 5 đơn vị; số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh là 27 đơn vị.

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đang thực hiện việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử nơi công tác, tiếp nhận hồ sơ ứng cử; đồng thời chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ hai.

Lựa chọn những đại biểu thật sự xứng đáng

Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện của ĐBQH và đại biểu HĐND. Theo đó, người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND phải bảo đảm các tiêu chuẩn của ĐBQH và đại biểu HĐND theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm...

Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28-2-2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội, HĐND các cấp.

Để phát huy dân chủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu nhân sự ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp, Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW cũng quy định rõ: Việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp thực hiện theo quy định tại Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND; quy trình, thủ tục, hồ sơ cụ thể thực hiện theo quy định của Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đối với nhân sự là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, việc giới thiệu ứng cử phải thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Nhà nước. Đối với người ngoài Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, kết luận về tiêu chuẩn chính trị và chịu trách nhiệm về kết luận của mình.

Để lựa chọn được những người có đức, có tài, quy định mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp phải được sự đồng ý của trên 50% cử tri nơi cư trú. Với những quy định như vậy, yêu cầu đặt ra là phải chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đặc biệt là được sự tín nhiệm của cử tri. Mặt khác, trong cuộc bầu cử lần này, các đại biểu ứng cử sẽ phải thực hiện quy định về kê khai tài sản theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị...

Theo kế hoạch, đến 17h ngày 14-3 sẽ kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử và 5 ngày sau (ngày 19-3) sẽ tiến hành hội nghị hiệp thương lần hai.

Hà Minh


Hà Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]