(Baothanhhoa.vn) - Sáng 4-1, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025) và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Sáng 4-1, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025) và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh Báo Dân tộc).

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các địa phương vùng DTTS&MN. Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc gồm: Y Vinh Tơr, Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Y Thông, đồng chủ trì hội nghị.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Năm 2022, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp, vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tác động làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng DTTS&MN. Đi liền với đó, sản xuất nông nghiệp vùng DTTS&MN trên cả nước cũng có sự phục hồi, phát triển khá toàn diện cả về năng suất, sản lượng và chất lượng.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Bên cạnh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, các địa phương vùng DTTS&MN còn quan tâm phát triển, mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm công, nông, lâm nghiệp, thủy sản. Một số tỉnh vùng DTTS&MN có mức tăng trưởng cao như: Lai Châu tăng trưởng đạt 9%, Tuyên Quang tăng trưởng đạt 8,8%, Hòa Bình tăng trưởng đạt 9,3%, Bình Phước tăng trưởng đạt 9,1%, Gia Lai tăng trưởng đạt 9%, Sóc Trăng tăng trưởng đạt 7,71%...

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Toàn cảnh tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Những kết quả trên không chỉ góp phần vào tốc độ tăng trưởng cao của cả nước năm 2022, mà còn tác động trực tiếp nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên cả nước. Nhờ vậy, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN giảm trên 3%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 đến 5%. Một số tỉnh vùng DTTS có tỷ lệ nghèo giảm nhanh như: Hà Giang giảm 4%, Lào Cai giảm 6%, Yên Bái giảm 4,05%, Quảng Ngãi giảm 4,7%, Lạng Sơn giảm 3%.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Lãnh đạo tỉnh Sơn La phát biểu thảo luận (Ảnh chụp qua màn hình).

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích đánh giá khách quan những kết quả đạt được trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2022. Đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề ra phương hướng, các giải pháp trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2023. Mặt khác các đại biểu cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và công tác dân tộc ở địa phương.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi phát biểu thảo luận (Ảnh chụp qua màn hình).

Đơn cử như: Năm 2022 là năm đầu của giai đoạn 2021-2025, các chương trình, chính sách dân tộc ban hành chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện chính sách dân tộc. Các chính sách chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; chưa chủ động lồng ghép các chính sách thực hiện trên cùng địa bàn. Các chương trình, dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc, miền núi còn nhỏ lẻ, kinh phí đầu tư chưa đảm bảo. Một số chính sách có mục tiêu lớn, nhu cầu vốn lớn nhưng Trung ương bố trí vốn ít nên địa phương khó thực hiện.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các qui định, chính sách về công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Năm 2022, nhận thức về công tác dân tộc đã có sự chuyển biến rõ rệt trong hệ thống chính trị cả nước từ Trung ương đến địa phương. Các bộ, ban, ngành Trung ương địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, thể hiện nổi bật nhất là việc phối hợp triển khai và hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN. Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN tiếp tục phát triển góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Để các chính sách dân tộc phát huy hiệu quả, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các bộ, ngành Trung ương, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc. Trọng tâm là Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025). Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021-2030. Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng DTTS&MN, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường... Trên cơ sở đó, giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, nhằm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn vùng DTTS&MN. Đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho rằng, mục tiêu cao nhất của chính sách dân tộc là đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, cơ quan dân tộc các địa phương cần thay đổi nhận thức về công tác dân tộc. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với phương châm sâu sát, quyết liệt; tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác giữa các vụ, đơn vị với Ban Dân tộc các địa phương; phát huy vai trò của người đứng đầu; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]