(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Công tác dân vận từng thời kỳ cách mạng có những nội dung, phương thức khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu quan trọng đó là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân với Đảng; vận động, thu hút rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho quá trình phát triển đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Công tác dân vận từng thời kỳ cách mạng có những nội dung, phương thức khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu quan trọng đó là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân với Đảng; vận động, thu hút rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho quá trình phát triển đất nước.

Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Mường Lát. Ảnh: Thụy Châu

Trong những năm qua, công tác dân vận của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác dân vận thực sự thiết thực, phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đã đề ra. Công tác dân vận của chính quyền các cấp tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả; đã kịp thời cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy thành cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Đặc biệt đã tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề xuất của công dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt kỷ cương, kỷ luật hành chính trong công tác quản lý nhà nước các cấp, các ngành; rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh; ban hành quy định về nội dung, trách nhiệm, thời hạn, hình thức công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền ở cơ sở. Trong những năm qua, chính quyền các cấp đã triển khai xây dựng và duy trì hiệu quả hoạt động mô hình “Chính quyền cơ sở dân vận khéo” ở xã, phường, thị trấn, góp phần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác dân vận chính quyền cơ sở đối với sự phát triển của địa phương.

Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhất là phong trào thi đua “Dân vận khéo” ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, huy động mọi nguồn lực trong Nhân dân, tiêu biểu như các mô hình “Chính quyền cơ sở dân vận khéo” tại các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Yên Định, Hà Trung, Ngọc Lặc và TP Thanh Hóa...; mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” ở Nga Sơn, Quảng Xương, Thọ Xuân...; mô hình dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới; “Dân vận khéo” trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều địa phương, đơn vị... Đến nay, toàn tỉnh đã có 8.544 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực thực sự có hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân. Riêng trong năm 2020, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng thành công 125 mô hình trên tất cả các lĩnh vực; Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức khen thưởng cho 90 tập thể và cá nhân là điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu giai đoạn 2016-2020; có hàng ngàn điển hình tiên tiến được các cấp ủy từ huyện đến cơ sở biểu dương, khen thưởng.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo vững mạnh; đổi mới nội dung và phương thức công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Hằng năm, tổ chức trên 15 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Có thể khẳng định, công tác dân vận của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã có những chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị về công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ một cách đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Kết quả giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,1%, vượt mục tiêu đại hội (12%), gấp 1,5 lần so với tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,08%, cao nhất trong số các tỉnh ở khu vực Bắc Trung bộ; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh tiếp tục được kiểm soát.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác dân vận trong giai đoạn tới, đó là: “Không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải thường xuyên tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân. Lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Hệ thống dân vận các cấp phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, bám sát tình hình thực tế, sâu sát cơ sở để xây dựng nội dung, phương pháp dân vận phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác dân vận chính quyền, dân vận khéo; tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận”. Trong thời gian tới, hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm công tác dân vận sau:

Một là, tham mưu quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác dân vận, trọng tâm là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 23-QĐ/TW ngày 30-7-2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về ban hành “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân về công tác dân vận, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, xác định phòng, chống dịch là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ, là “lá chắn thép”, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là “một pháo đài”; phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, các tổ COVID-19 cộng đồng, tổ an toàn COVID-19.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước và chính quyền các cấp gắn với việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công, chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân, doanh nghiệp, giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại và các vấn đề bức xúc, phát sinh ở cơ sở; xây dựng phong cách “trọng dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân” của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; xây dựng thành công mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong tình hình mới theo Kết luận 610-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tập hợp Nhân dân, hướng mạnh về cơ sở; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; chủ động nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, phát triển tổ chức đoàn thể, đoàn viên, hội viên, nhất là trong các doanh nghiệp; đổi mới các phong trào thi đua, các cuộc vận động theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, rõ kết quả, thiết thực hiệu quả trong đời sống.

Bốn là, tiếp tục tham mưu làm tốt công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo; phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín, cốt cán tôn giáo trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

Năm là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận các cấp trong tình hình mới, trọng tâm là nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; chủ động nắm chắc cơ sở, dự báo đúng tình hình, tham mưu giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề bức xúc, phát sinh trong Nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư; cải cách hành chính, xây dựng phong cách dân vận trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... Coi trọng việc xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tạo sức lan tỏa trong đời sống Nhân dân. Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận theo phong cách Hồ Chí Minh: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” và “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, hệ thống dân vận tỉnh nhà tiếp tục nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ công tác dân vận, góp phần thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng ở phía Bắc của Tổ quốc và đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Phạm Thị Thanh Thủy

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh


Phạm Thị Thanh Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]