(Baothanhhoa.vn) - Tham luận của đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.

Thực hiện các chính sách chuyển đổi nghề và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa

Tham luận của đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.

Thực hiện các chính sách chuyển đổi nghề và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa

Công tác chuyển đổi nghề, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện, chất lượng đào tạo nghề ở các huyện miền núi từng bước được nâng lên; đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, đào tạo nghề và giới việc làm; đặc biệt là sự tham gia phối hợp có hiệu quả của các Trung tâm giáo dục cộng đồng tại các xã trong việc dạy nghề lưu động cho nhân dân; nhận thức của người dân đối với công tác đào tạo nghề dược chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề tăng hàng năm.

Giai đoạn 2011 - 2020 các huyện miền núi đã đào tạo và giải quyết việc làm cho hơn 153.000 lao động, trong đó có hơn 25.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 28,3% năm 2010 lên 53% năm 2020.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đó là: Công tác tuyên truyền, tư vấn về nghề đào tạo, cơ hội việc làm, thu nhập. cho lao động dân tộc thiểu số đạt kết quả chưa cao. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực miền núi đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, hầu hết các cơ sở đào tạo nghề đều thiếu trang thiết bị dạy nghề, phòng thực hành, nhà xưởng, chương trình đào tạo nghề còn nặng về lý thuyết, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường lao động; chưa làm tốt công tác phối hợp và phát huy tốt vai trò các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi tham gia đào tạo và dạy nghề, gắn với thu hút và giải quyết việc làm cho lao động…

Để thực hiện các chính sách chuyển đổi nghề và đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần tập trung các giải pháp đó là: Đổi mới và tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp cho lao động dân tộc thiểu số, đảm bảo sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị của mỗi người dân về giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền; sự chỉ đạo, điều hành của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành, đoàn thể có liên quan trong công tác đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số. Bám sát chỉ đạo, yêu cầu của Trung ương, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đề án, dự án để thực hiện có hiệu quả Dự án phát triển giáo dục đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng dân tộc thiểu số.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là các trường dân tộc nội. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề quốc gia, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học, hội đủ điều kiện về hạng chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu trong hội nhập khu vực và thế giới.

Cần ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ sở giáo dục nhà nước với doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc những ngành nghề khai thác được tiềm năng, lợi thế vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm gắn kết giữa đào tạo với ứng dụng thực tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp định hướng phát triển của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu, xây dựng và cập nhật dữ liệu về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu…

Nhóm PV XDĐ-NC (Lược ghi)


Nhóm PV XDĐ-NC (Lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]