(Baothanhhoa.vn) - Khen, chê là chuyện thường tình. Khen, chê đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ là liều thuốc quý không chỉ đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể, rộng lớn hơn là đối với quốc gia dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thích khen

Khen, chê là chuyện thường tình. Khen, chê đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ là liều thuốc quý không chỉ đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập thể, rộng lớn hơn là đối với quốc gia dân tộc.

Một điều đáng lo ngại là đến thời điểm này chúng ta vẫn bắt gặp một số vị lãnh đạo ở không ít địa phương, đơn vị chỉ thích khen, thậm chí tự khen. Tôi đã có dịp dự 3 buổi nói chuyện của một vị lãnh đạo, nội dung cả 3 buổi na ná giống nhau, toàn khen thành tích của địa phương mình. Thỉnh thoảng còn đá vào ý tứ rằng có thành tích đó là công lao của riêng mình. Người nghe đều cảm thấy ngượng thay. Hậu quả của căn bệnh nghiện thành tích thì đã thấy rõ, khi cấp trên thích thành tích thì cấp dưới dễ bắt trước, báo cáo thiếu khách quan, trung thực, bức tranh thực tế bị bôi toàn màu hồng, ắt định hướng phát triển sẽ lệch pha nghiêm trọng. Chứng kiến hiện tượng này, tôi lại càng nhớ về những chuyện của hai cố Bí thư Tỉnh ủy tỉnh nhà. Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy đăng trên một số tờ báo, tạp chí làm xôn xao dư luận, có người quy kết bài thơ có tư tưởng “phản động”. Giữa lúc ấy, Bí thư Tỉnh ủy Lê Văn Tu trao đổi với lãnh đạo ban tuyên giáo mời nhà thơ Nguyễn Duy về nói chuyện với toàn thể cán bộ, chuyên viên cơ quan Tỉnh ủy. Có đồng chí “can” Bí thư Tỉnh ủy không nên mời nhà thơ Nguyễn Duy về nói chuyện. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Văn Tu không chần chừ mà nói ngay “Nguyễn Duy nói đúng đấy, địa phương nào cũng nói tỉnh mình giàu tài nguyên, biển bạc, rừng vàng, thế mà nước vẫn nghèo, dân vẫn khổ. Chúng mình bảo thủ, trì trệ quá, cần phải thay đổi tư duy”. Một lần khác, nhà báo Thế Nghĩa, phóng viên thường trú Báo Nhân dân tại Thanh Hóa có bài đăng trên báo Nhân dân “Khi nào Thanh Hóa vượt đăng”. Nội dung bài báo có khen, có chê. Một vài đồng chí lãnh đạo tỉnh tỏ ý không vui, không bằng lòng. Tôi lên xin gặp Bí thư Tỉnh ủy và phản ánh ý kiến xung quanh bài báo. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nói “ai chê bài báo đó là nhảm (anh Lê Văn Tu hay dùng từ này). Mình đọc bài báo đó nhiều lần và suy nghĩ rất nhiều. Đó là bài báo tốt. Chúng ta phải cầu thị”.

Câu chuyện thứ hai tôi xin kể lại là câu chuyện về cố Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Minh. Tôi không rõ vào giờ nào nhưng đó là cuối buổi chiều ngày 2-9-1994, anh Mai Xuân Minh vào phòng tôi và thong thả nói: “Ông B. này, ông giúp mình lắng nghe các ý kiến, nhưng là các ý kiến chưa tốt về mình cũng như những dư luận chê UBND tỉnh, chê các ngành, các huyện để mình còn rút kinh nghiệm chỉ đạo cho tốt. Thống nhất cứ cuối chiều thứ 7 anh em ngồi với nhau nhé”. Tôi biết đây là những điều thật tâm của anh nên tôi cố gắng thực hiện yêu cầu của anh. Khi sang làm Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị đầu tiên anh Mai Xuân Minh dự là hội nghị ngành tuyên giáo toàn tỉnh. Trong lời phát biểu của mình, anh Mai Xuân Minh có câu tâm huyết: “Tôi là tân binh trong công tác tuyên giáo mong mọi người giúp đỡ”. Kết thúc hội nghị, anh Mai Xuân Minh đề nghị tôi: “Từ nay, ông lựa chọn và cắt những bài báo hay, những tài liệu quý có tính chỉ đạo và tư tưởng đổi mới cho mình nhé”. Hai Bí thư Tỉnh ủy tuy cá tính khác nhau nhưng có điểm chung đậm đặc: Luôn luôn cầu thị.

Trong cuộc đời mỗi người, nhất là làm lãnh đạo, khuyết điểm là chuyện khó tránh, nhưng đừng sai lầm. Càng ngẫm tôi càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Một Đảng che giấu khuyết điểm là một Đảng hỏng. Một Đảng biết sửa chữa khuyết điểm là một Đảng chân chính.


Viết Linh, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]