(Baothanhhoa.vn) - Ngày 20 - 11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ngày làm việc thứ 2, thảo luận, cho ý kiến về các nội dung liên quan đến phân bổ biên chế và số lượng phó giám đốc các sở, cơ quan ngang sở năm 2021; thông qua tờ trình về ban hành một số chính sách hỗ trợ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thảo luận kế hoạch biên chế năm 2021; số lượng phó giám đốc sở, cơ quan ngang sở và chính sách hỗ trợ giai đoạn mới

Ngày 20 - 11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ngày làm việc thứ 2, thảo luận, cho ý kiến về các nội dung liên quan đến phân bổ biên chế và số lượng phó giám đốc các sở, cơ quan ngang sở năm 2021; thông qua tờ trình về ban hành một số chính sách hỗ trợ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thảo luận kế hoạch biên chế năm 2021; số lượng phó giám đốc sở, cơ quan ngang sở và chính sách hỗ trợ giai đoạn mới

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì phiên họp.

Cùng tham gia có các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan.

Đại diện Sở Nội vụ đã trình bày 3 nội dung để các đại biểu cho ý kiến, thảo luận, gồm: Tình hình thực hiện chỉ tiêu biên chế, công chức hành chính, biên chế sự nghiệp năm 2020 và kế hoạch giao biên chế năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa; Tình hình thực hiện số lượng cấp phó các sở và ngang sở theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Tờ trình Đổi tên thôn thành khu phố tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc.

Theo đó, trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế, Sở Nội vụ đề xuất giao tổng biên chế công chức hành chính năm 2021 cho các sở, UBND cấp huyện là 3.692 người. Duy trì 60.859 biên chế sự nghiệp cho các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Từng sở, ban, ngành, đơn vị cụ thể đã được phân bổ số biên chế theo chức năng, nhiệm vụ cũng như các quy định hiện hành.

Thảo luận kế hoạch biên chế năm 2021; số lượng phó giám đốc sở, cơ quan ngang sở và chính sách hỗ trợ giai đoạn mới

Đồng chí Nguyễn Văn Thi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Về số lượng phó giám đốc sở và cơ quan tương đương, Sở Nội vụ đã căn cứ chỉ tiêu được Trung ương phân bổ và các quy định, công việc thực tế để đề xuất như sau: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh cùng các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư có 4 cấp phó. Sở Ngoại vụ có 1 cấp phó. Các sở: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp và Ban Dân tộc tỉnh có 2 cấp phó. Các sở và đơn vị tương đương còn lại được đề xuất có 3 cấp phó.

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo một số sở, ngành đã nêu những đặc thù và khó khăn của ngành mình, đề nghị được phân bổ thêm biên chế hoặc một cấp phó.

Sau khi thảo luận, các đại biểu thống nhất cao phương án đổi tên các thôn thành khu phố ở thị trấn Vĩnh Lộc.

Kết luận các nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất với số lượng đề xuất của Sở Nội vụ đưa ra, đồng thời nêu quan điểm: Giảm dần biên chế là quy định bắt buộc. Từ năm 2016, Thanh Hóa đã bàn bạc và có lộ trình giảm dần. Riêng với số biên chế là giáo viên THPT, Ngành Giáo dục và Đào tạo có thể tuyển thêm 160 biên chế cho đủ chỉ tiêu.

Với các đề xuất tăng thêm biên chế cho Trung tâm Pháp y tỉnh, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thạch Thành, 3 Ban quản lý cảng cá (Lạch Hới, Lạch Bạng, Hòa Lộc), Nhà khách tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ và các đơn vị có giải trình cụ thể, nói rõ nguyên nhân và tiếp tục báo cáo UBND tỉnh.

Về phân bổ cấp phó cho các sở và cơ quan tương đương trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ưu tiên nhiều cấp phó cho các sở có chức năng, nhiệm vụ liên ngành, phụ trách nhiều mảng, liên tục phải tham gia các đoàn công tác liên ngành và hội nghị nhiều, có số lượng biên chế lớn. Bên cạnh đó, phải căn cứ các quy định hiện hành.

Theo đó, đồng chí đưa ra phương án: Có 4 sở, ngành nên ưu tiên phân bổ 4 cấp phó, gồm: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kế hoạch và Đầu tư.

Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp nên có 3 cấp phó. Các đơn vị còn lại vẫn giữ nguyên đề xuất của Sở Nội vụ.

Đồng chí chỉ đạo các đơn vị soạn thảo cùng Văn phòng UBND tỉnh hoàn tất các văn bản, tờ trình để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Thảo luận kế hoạch biên chế năm 2021; số lượng phó giám đốc sở, cơ quan ngang sở và chính sách hỗ trợ giai đoạn mới

Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trình bày Đề án hỗ trợ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phiên họp cũng thông qua các tờ trình ban hành chính sách khuyến khích mới, trong đó Sở Thông tin và Truyền thông có “Tờ trình ban hành Quy định hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người được giao trực tiếp quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; Văn phòng HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Huyện ủy và UBND cấp huyện; người được giao vận hành các trung tâm công nghệ thông tin chung cấp tỉnh sẽ được hỗ trợ để khuyến khích phát triển công nghệ thông tin trong vận hành chính quyền, các khâu thủ tục hành chính…

Mức hỗ trợ dự kiến cho người có bằng tiến sỹ bằng 2 lần mức lương cơ sở, hỗ trợ thạc sỹ bằng 1,8 lần mức lương cơ sở, trình độ đại học bằng 1,5 lần lương cơ sở hằng tháng. Thời gian được đề xuất thực hiện hỗ trờ từ 1 - 1 - 2021 với tổng mức hỗ trợ hàng năm khoảng 3,1 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu đã thống nhất cao với đề xuất mà Sở Thông tin và Truyền thông đưa ra. Vấn đề này sẽ được trình HĐND tỉnh trong kỳ họp sắp tới.

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh cũng trình bày “Tờ trình Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn và nhà đầu tư xây dựng cảng cạn, trung tâm Logictics trên địa bàn tỉnh”. Từng mức hỗ trợ đã được đề xuất, hướng đến hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vận chuyển hàng hóa đến Cảng Nghi Sơn, xây dựng cảng cạn, trung tâm Logictics tên địa bàn tỉnh.

Phát biểu kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng khẳng định, chính sách hỗ trợ nói trên là thực sự cần thiết. Để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần có cơ chế hỗ trợ ban đầu để doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển và xuất - nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn thấp như qua Cảng Hải Phòng.

Tuy nhiên, đồng chí yêu cầu Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh phải tính toán để đưa ra thời gian hỗ trợ trong bao lâu là phù hợp. Đồng thời phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh để hoàn thiện lại tờ trình, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trình HĐND tỉnh xem xét.

Phiên họp cũng thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Tờ trình về việc chấp thuận bổ sung danh mục các công trình, dự án phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đợt 3 năm 2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường trình bày; Báo cáo kết quả rà soát các cơ chế, chính sách đang thực hiện trên địa bàn tỉnh của Sở Tài chính; Đề án củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng của lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025”.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]