(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025”, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và đạt được những kết quả quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 17 về xây dựng chính phủ điện tử

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025”, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và đạt được những kết quả quan trọng.

Nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 17 về xây dựng chính phủ điện tử

Xã Đông Thịnh (Đông Sơn) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Thu Vui

Để phục vụ cho việc xây dựng chính quyền điện tử theo đúng định hướng của Chính phủ, tháng 5-2019 UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tham vấn các tổ chức, chuyên gia để được tư vấn, định hướng các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nền tảng công nghệ phát triển chính quyền điện tử phù hợp với xu thế phát triển chính phủ điện tử. Sau khi Chính phủ ban hành khung Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0, đến nay Thanh Hóa cũng đã phê duyệt đề cương Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa phiên bản 2.0. Thanh Hóa cũng đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP), kết nối, liên thông LGSP của tỉnh với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ việc gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã, bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Hệ thống LGSP còn đảm bảo kết nối, liên thông các phần mềm ứng dụng dùng chung, các phần mềm chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, góp phần chia sẻ, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

Từ tháng 9-2019, Thanh Hóa đã đưa vào sử dụng Cổng dịch vụ công của tỉnh và hệ thống “một cửa” điện tử tại 27/27 UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã, tạo thành một hệ thống hiện đại, đồng bộ, góp phần hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh. Thanh Hóa là một trong 8 bộ, ngành, địa phương đầu tiên của cả nước kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia, hiện đang cung cấp 2.079 TTHC, trong đó có 831 TTHC mức độ 3 và 4, phục vụ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí và công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Việc đưa vào sử dụng Cổng dịch vụ công tỉnh, hệ thống “một cửa điện tử” cấp huyện và trục LGSP của tỉnh là điểm nhấn nổi bật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Để bảo đảm hạ tầng triển khai chính quyền điện tử tỉnh, Thanh Hóa đã đầu tư máy chủ, thiết bị mạng để nâng cấp, mở rộng trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh, chú trọng nâng cao năng lực bảo mật, vận hành ổn định, an toàn thông tin các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD-Office) đã được đầu tư tại 100% các ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và 100% các xã, phường, thị trấn. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được kết nối đến các ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, bảo đảm vận hành an toàn cho hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Việc ứng dụng chữ ký số được đẩy mạnh sử dụng trong các cơ quan, đơn vị và đã hoàn thành việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phục vụ ký số trực tiếp trên các văn bản điện tử. Tỉnh đã cấp thiết bị ký số dạng E-token (ký số trên máy tính) cho 100% các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã và hơn 150 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, cấp 1.100 chứng thư số cấp cho cá nhân. Hiện nay, Thanh Hóa đang thí điểm ký số trên thiết bị di động; tỷ lệ văn bản điện tử được ký số đạt 93,37% (trừ các văn bản mật). Hệ thống truyền hình trực tuyến đã triển khai tại 348 điểm cầu (32 điểm cầu tại các ban, sở, ngành, UBND cấp huyện, 316 điểm cầu tại UBND cấp xã) đang phát huy hiệu quả, tạo môi trường hội họp hiện đại, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, triển khai các cuộc họp nhanh chóng, nhất là trong các tình huống khẩn cấp như phòng chống bão lụt, thiên tai, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Hệ thống đăng nhập một lần của tỉnh (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn) được đưa vào sử dụng, người sử dụng chỉ cần dùng duy nhất một tài khoản đăng nhập thư điện tử công vụ để sử dụng đồng thời cho các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử ở Thanh Hóa gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin. Việc vận hành và khai thác Trung tâm An ninh mạng và An toàn dữ liệu của tỉnh được duy trì và phát huy hiệu quả. Trung tâm đã thực hiện việc lưu trữ và bảo đảm an toàn, an ninh cho trên 40 cơ quan, đơn vị, bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt. Các quy trình nghiệp vụ về sao lưu, cập nhật, cài đặt phần mềm, cơ sở dữ liệu được thực hiện nghiêm túc. Trung tâm cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho các điểm cầu phục vụ cho hội nghị truyền hình trực tuyến do UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tổ chức.

Những nỗ lực mạnh mẽ trong chỉ đạo thực hiện và những kết quả quan trọng đạt được trong xây dựng và phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự công khai, minh bạch trong công tác chỉ đạo, điều hành và trong giải quyết TTHC của các cơ quan Nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước (ICT Index) trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]