(Baothanhhoa.vn) - Thành phố Thanh Hóa là nơi diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Khắp các tuyến đường của thành phố rợp cờ hoa, pa nô, áp phích... tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân hướng đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về Đại hội

Thành phố Thanh Hóa là nơi diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Khắp các tuyến đường của thành phố rợp cờ hoa, pa nô, áp phích... tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân hướng đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về Đại hội

Công tác tuyên truyền trực quan sinh động chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 tại các tuyến đường của TP Thanh Hóa đã hoàn thành. Ảnh: Lê Hà

Đồng chí Lê Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch TP Thanh Hóa cho biết: Qua 4 đợt, trung tâm đã lắp gần 200 tấm pano trên các tuyến chính của thành phố, hàng trăm cờ phướn, hộp đèn, lồng cờ, 2 cụm pano hộp tại đảo hoa vòng xuyến chân cầu Nguyệt Viên và vòng xuyến xã Quảng Thịnh. Trước đại hội 5 ngày, trung tâm tuyên truyền trên 5 màn hình led tại cửa ngõ Bắc, Nam, các địa điểm trung tâm TP Thanh Hóa để người dân cũng như du khách mỗi khi đi qua biết thêm về sự kiện chính trị trọng đại của tỉnh.

Cùng với công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, công tác vệ sinh môi trường và chỉnh trang đô thị của thành phố cũng được chỉ đạo thực hiện từ sớm. Việc thu dọn vật liệu rơi vãi trên các tuyến đường của thành phố, đặc biệt là các đường phố chính và nơi diễn ra các hoạt động tập trung được thực hiện tốt. Thành phố đã vận hành đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đài phun nước tại khu vực trung tâm, cửa ngõ vào thành phố trong thời gian diễn ra các hoạt động chào mừng...

Cùng với TP Thanh Hóa, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố vừa nỗ lực khắc phục hậu quả của mưa bão, tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, vừa tập trung trang trí, tuyên truyền chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh đúng với tinh thần chỉ đạo, định hướng của cấp ủy đảng các cấp, bảo đảm chất lượng, thiết thực, chống lãng phí, không phô trương, hình thức.

Đồng chí Hoàng Trung Hưng, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Định cho chúng tôi biết: “Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ huyện, huyện Yên Định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chi bộ, họp thôn, sinh hoạt chi đoàn, chi hội để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ đề và nội dung của đại hội đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, Nhân dân. Huyện tham gia các hoạt động chào mừng của tỉnh, như: ngày hội văn hóa các dân tộc của tỉnh, tham gia gian hàng hội chợ, triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 5 năm (2015-2020); công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức được đẩy mạnh, nhất là tuyên truyền trực quan và tăng thời lượng phát sóng tuyên truyền trên loa truyền thanh, cổng thông tin điện tử của huyện để đông đảo cán bộ, đảng viên, con em xa quê theo dõi sự kiện, kỳ vọng và gửi gắm niềm tin vào đại hội, vào Đảng.

Nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng, hiệu quả; giao nhiệm vụ cho từng ngành, đơn vị tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn; tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy tổ chức họp báo tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ tỉnh; ban hành công văn đề nghị các địa phương, đơn vị chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tập trung cao điểm từ ngày 15 đến ngày 30-10-2020. Theo đó, ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền theo tinh thần Kế hoạch số 181-KH/TU ngày 3-1-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Hướng dẫn số 101-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Trên cơ sở đó, ban tuyên giáo các cấp tăng cường phối hợp với các ngành liên quan tích cực triển khai các giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; đồng thời nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, định hướng thông tin dư luận xã hội trước, trong và sau đại hội. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: tuyên truyền trực quan sinh động trên các tuyến đường trung tâm, xây dựng nhiều cụm pa nô, cổng chào, biển tường, khẩu hiệu, phát động Nhân dân treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc; đẩy mạnh hình thức tuyên truyền phát thanh lưu động, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng... Qua đó giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa nội dung, tầm quan trọng của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, từ đó củng cố thêm niềm tin của các tầng lớp Nhân dân với Đảng, chính quyền; đồng thời, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý thông tin trên Internet, mạng xã hội, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền đối với hệ thống phát thanh, truyền thanh ở cơ sở. Các cơ quan báo, đài trong tỉnh đã tăng thời lượng, dung lượng thông tin tuyên truyền sinh động, khách quan, toàn diện những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội, quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong nhiệm kỳ 2015-2020; đồng thời phản ánh những nguyện vọng, đề xuất nhiều ý kiến tâm huyết của Nhân dân, nhà đầu tư... đối với tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Lê Công Quyền, xã Quý Lộc (Yên Định) cho biết: “Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là theo dõi báo đài trong tỉnh, chúng tôi hiểu rõ thêm về những thành tựu của Đảng bộ, Nhân dân đạt được trong nhiệm kỳ qua. Chúng tôi mong muốn, đại hội lần này, các đại biểu sẽ sáng suốt lựa chọn những cán bộ có đức, có tài, gương mẫu vào ban chấp hành khóa mới để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tỉnh ngày càng phát triển”.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về đại hội còn được các đảng bộ, chi bộ cơ sở, ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp lồng ghép vào các hội nghị, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn thể, các phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với chính quyền cùng cấp xây dựng công trình chào mừng đại hội đảng các cấp, hỗ trợ xây nhà ở tặng người có công với cách mạng, hộ nghèo; tham gia chỉnh trang các cơ quan, đơn vị, khu dân cư xanh, sạch, đẹp, tạo không khí phấn khởi, thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh trong các tầng lớp Nhân dân.

Ngày mai (26-10), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX họp phiên trù bị. Trước sự kiện chính trị quan trọng này, toàn ngành tuyên giáo và các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đang tiếp tục tập trung cao độ để tuyên truyền về công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh đầy đủ nhất, kịp thời nhất để toàn thể Nhân dân trong và ngoài tỉnh, con em xa quê và các tỉnh bạn nắm bắt được, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nhân lên tình cảm, niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về đại hội. Từ đó, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng quê hương Thanh Hóa giàu đẹp.

Lê Hà

Quan tâm hơn nữa đến đời sống hội viên phụ nữ khu vực biên giới

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo thực hiện hiệu quả, toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.

Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về Đại hội

Tôi gửi gắm niềm tin Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 có nhiều chủ trương, chính sách và định hướng tiếp tục quan tâm công tác giảm nghèo cho hội viên (HV) phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Trong đó, quan tâm hỗ trợ các mô hình sinh kế cho HV phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, truyền thông nâng cao kiến thức, trình độ mọi mặt cho HV phụ nữ; hỗ trợ xây dựng các mô hình, câu lạc bộ để thu hút HV tham gia sinh hoạt; tiếp tục hỗ trợ gia đình HV phụ nữ nghèo, đơn thân về nhà ở, cây, con giống và nguồn vốn ưu đãi; quan tâm hỗ trợ phụ cấp cho người làm công tác ở các chi hội phụ nữ cơ sở.

Bên cạnh đó, tôi mong muốn các cấp hội phụ nữ tiếp tục phối hợp với bộ đội biên phòng, các cấp, các ngành thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” nhằm chia sẻ khó khăn cho HV nghèo vùng biên giới về nhà ở, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, mô hình sinh kế..., góp phần tạo cho HV phụ nữ có thêm niềm tin, động lực tích cực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chung sức cùng các lực lượng chức năng bảo vệ và phát triển vùng biên cương của Tổ quốc.

Lương Thị Chai

Chủ tịch Hội LHPN xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân

Tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Tôi rất phấn khởi, tự hào khi trong nhiệm kỳ qua tỉnh ta đã có sự phát triển trên nhiều mặt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, khu vực miền núi nói riêng được nâng lên rõ rệt. Qua đó, Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về Đại hội

Từ tiền đề đại hội trước, tôi kỳ vọng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, với quyết tâm mới, thắng lợi mới, tỉnh tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; có giải pháp đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ người dân phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương. Tiếp tục có các chương trình, dự án giảm nghèo để bà con được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ cây, con giống để phát triển kinh tế; quan tâm đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, như: đường, trường, trạm, điện, nước sinh hoạt, hạ tầng viễn thông. Đồng thời, có chính sách thu hút đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch khám phá ở khu vực miền núi; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư, hợp tác liên kết với các hộ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục có nhiều giải pháp để ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, tạo động lực thay đổi tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số; huy động các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các huyện miền núi...

Ngân Hồng Quân

Chủ tịch UBND xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa

Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ hàng đầu

Là địa phương có diện tích rừng đứng thứ 3 toàn quốc, địa hình lại chia cắt phức tạp, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về Đại hội

Xác định, công tác QLBV&PTR là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã tích cực tham mưu đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, phòng ngừa các hành vi vi phạm để làm tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn; từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác, phá rừng, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; số vụ vi phạm, diện tích, khối lượng lâm sản thiệt hại giảm trung bình 11% năm; rừng tự nhiên không ngừng tăng cả về diện tích và trữ lượng, giai đoạn 2015-2020 diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh tăng trên 9.100 ha, trữ lượng gỗ tăng 632.000m3. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cũng được đặc biệt quan tâm. Trong 5 năm qua, khu vực miền núi không xảy ra cháy rừng, các vụ cháy chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển nhưng đều được phát hiện sớm, dập tắt kịp thời, không để xảy ra cháy lớn.

Công tác phát triển, sử dụng rừng cũng được xã hội hóa sâu theo hướng tái cơ cấu ngành, nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng rừng sản xuất theo hướng tăng tỷ lệ cây bản địa, cây đa tác dụng, đa mục tiêu, cây có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, gắn với cấp chứng chỉ rừng FSC. Đồng thời, đẩy mạnh tích tụ đất đai, liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp; đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, ưu tiên chế biến theo chiều sâu, trong đó tập trung 2 sản phẩm chủ lực (gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre luồng và sản phẩm từ tre luồng) và các sản phẩm lợi thế của tỉnh (dược liệu, quế...) đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Mặt khác, Thanh Hóa đã tiến hành rà soát, đánh giá quy hoạch lại 3 loại rừng, làm cơ sở quản lý bảo vệ theo quy chế quản lý rừng đi đôi với khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên. Do đó, rừng tự nhiên không ngừng tăng cả về diện tích và trữ lượng. Hiện toàn tỉnh đã giao được trên 597.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, đảm bảo diện tích rừng có chủ thực sự đạt 92,22%. Song song với QLBV&PTR, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên đã được quan tâm đúng mức, các cơ sở gây nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đã được quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức như: Nhu cầu về gỗ, lâm sản, đất sản xuất của Nhân dân ngày càng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân miền núi vẫn còn rất khó khăn. Đặc biệt, do sự biến đổi của khí hậu, thời tiết càng diễn biến phức tạp, nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, hạn hán diễn ra trên diện rộng, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng luôn ở cấp cao... đây là áp lực rất lớn đối với công tác QLBV&PTR hiện nay.

Trong thời gian tới, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBV&PTR; nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các lực lượng chức năng; đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao giá trị của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

Mai Hữu Phúc

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa

Tạo điều kiện phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo

Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, đặc biệt là việc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế biển trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã đạt được những kết quả khá toàn diện.

Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân hướng về Đại hội

Trong lĩnh vực thủy sản, huyện đã tập trung tái cơ cấu ngành thủy sản trên cả 3 nhóm lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Thực hiện đúng quy định Luật Thủy sản năm 2017. Triển khai các biện pháp đồng bộ nhằm góp phần sớm ra khỏi tình trạng “Rút thẻ vàng” của EU đối với sản phẩm khai thác biển. Cơ cấu lại đội tàu khai thác theo hướng xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình tổ đoàn kết trên biển, góp phần cùng với các lực lượng chức năng bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong chế biến hải sản, đã tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: cá, tôm, mực với các sản phẩm như: tôm nõn, mực khô, mắm tôm Hậu Lộc (chỉ dẫn địa lý quốc gia). Từng bước hình thành các cụm chế biến lớn với công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các xã: Hòa Lộc, Phú Lộc, Minh Lộc và Ngư Lộc. Hàng năm, sản lượng khai thác biển đạt từ 30 - 35 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt từ 11 - 12,5 nghìn tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 30 triệu USD/năm; đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất trên địa bàn huyện. Huyện đã tập trung phát triển rừng ngập mặn với quy mô trên 600 ha (đang tiến hành 3 dự án của Trung ương và tỉnh với diện tích 300 ha). Hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần rất quan trọng trong phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cảnh quan môi trường; tạo tiền đề để phát triển du lịch trên địa bàn huyện và vùng phía Bắc của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả nổi bật, kinh tế biển trên địa bàn huyện Hậu Lộc vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến khó lường, dịch bệnh bùng phát đã có những tác động và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chuỗi liên kết sản xuất, đặc biệt là ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Xung đột trong sự phát triển, tăng trưởng giữa các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp (giữa thủy sản và lâm nghiệp; giữa khai thác hải sản và chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá) đã làm giảm năng lực cạnh tranh trong từng ngành và tạo ra sự phát triển thiếu bền vững của kinh tế biển. Tình hình biển Đông vẫn tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định, gây ảnh hưởng đến các hoạt động của ngư dân trên biển.

Nhằm đẩy mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, huyện mong muốn Trung ương và tỉnh tiếp tục cụ thể hóa các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gắn với Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để triển khai đến cơ sở tổ chức thực hiện. Đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Diêm Phố theo hướng mở rộng quy mô diện tích về phía Đông, đáp ứng yêu cầu về dân sinh và phát triển sản xuất trong thời kỳ tới. Đồng thời quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền theo quy định tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trịnh Cao Sơn

Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]