(Baothanhhoa.vn) - Chiều 9-12, Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2. Dưới sự chủ trì của các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Chiều 9-12, Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2. Dưới sự chủ trì của các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Dự kỳ họp có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII.

Trên cơ sở gợi mở thảo luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng chiều ngày 8-12, các đại biểu sẽ tập trung đánh giá về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2021, mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chủ yếu của năm 2022.

Từ những thành tích, kết quả đạt được đã nêu trong báo cáo, các đại biểu cần chỉ rõ đâu là điểm sáng, đâu là điểm mới về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, về xây dựng hệ thống chính trị, về phòng, chống dịch COVID-19. Đâu là điểm mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của chính quyền các cấp, trong hoạt động của HĐND, của các cơ quan bảo vệ pháp luật; mối quan hệ công tác, sự phối kết hợp giữa cấp trên với cấp dưới.

Bên cạnh việc chỉ ra những điểm mới, điểm sáng cần tập trung thảo luận, làm rõ hơn những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, nhất là những hạn chế, yếu kém phát sinh, làm rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để khắc phục. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2022.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Mở đầu phiên thảo luận tại hội trường về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, đại biểu Lê Minh Nghĩa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực của hai đợt bùng phát dịch COVID-19; song, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước, là nhờ có sự quan tâm của Trung ương, nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng tình của Nhân dân.

Về nhiệm vụ năm 2022, đại biểu Lê Minh Nghĩa thống nhất cao các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong báo cáo đã nêu. Tuy nhiên, qua việc lãnh đạo, tổ chức triển khai tại địa phương, năm 2022 để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, thì tỉnh cần tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch COVID-19; chủ động đánh giá, xác định rõ cấp độ dịch và những nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn để xây dựng và triển khai các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với lộ trình chặt chẽ, khả thi, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai nhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Quan tâm thúc đẩy các dự án trên địa bàn. Phấn đấu hoàn thành thu ngân sách đề ra. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ chế, chính sách để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Lộc đề xuất tỉnh quan tâm chỉ đạo giải quyết các “nút thắt” trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Cụ thể, đại biểu đề xuất tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án gặp khó khăn, vướng mắc kéo dài về giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết. Có như vậy, các dự án đầu tư mới được triển khai xây dựng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, đại biểu đề xuất tỉnh quan tâm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi các văn bản quy phạm của pháp luật. Làm rõ hơn vấn đề này, đại biểu cho biết, năm 2020, Công ty CP Đầu tư xây dựng và môi trường Thành An đề xuất đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch tại xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tuy nhiên gặp phải khó khăn trong việc xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư. Bởi theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28-2-2020 của Thủ trướng Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng nhà máy nước Vĩnh Yên là dự án xã hội hoá phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 25. Tuy nhiên, đến nay, sau gần 2 năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vẫn chưa ban hành quy định trình tự hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đại biểu đề nghị tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan đấu mối với các cơ quan Trung ương sớm có giải pháp khắc phục các khó khăn nêu trên.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Tham luận tại kỳ họp, đại biểu Hà Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quan Hóa nhất trí với các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu được trình bày trong báo cáo, đồng thời đề xuất một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Đại biểu cho rằng, hiện nay qua nắm bắt tình hình, số lao động tại các địa phương trong tỉnh nói chung và số lao động tại các huyện miền núi đi làm ăn xa tại các tỉnh là rất lớn. Thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều lao động bị mất việc làm, phải trở về địa phương không có thu nhập ổn định.

Để phát huy lợi thế các sản phẩm chủ lực của địa phương, đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng nghiên cứu các lợi thế theo vùng, miền, gắn với quy hoạch các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến quy mô lớn, công nghệ cao; quan tâm công tác hướng nghiệp; kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh, nhất là đối với khu vực miền núi để khai thác, phát triển những lợi thế và tạo việc làm ổn định, lâu dài cho lao động địa phương.

Để khắc phục những hạn chế của cán bộ công chức trong thực thi công vụ, đề nghị tỉnh sớm cụ thể hoá, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt trong công tác đánh giá, xếp loại cán bộ, tạo động lực, điều kiện cho có cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết cống hiến. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm những điều đảng viên không được làm, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp triển khai, thực hiện tốt công tác nắm tình hình, tổ chức tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma túy và tác hại của ma túy nói chung và cho đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên nói riêng.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Tham gia làm rõ hơn về kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2021 và giải pháp để thu ngân sách Nhà nước năm 2022, đại biểu Ngô Đình Hùng, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thanh Hóa cho rằng: Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu của Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm tới 83% tổng thu của Hải quan Thanh Hóa. Vì vậy trước mắt cần tập trung để gia tăng thuế XNK trong ngắn hạn; cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động tối đa công suất, đẩy mạnh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phối hợp các bộ ngành trung ương để giải quyết một số vướng mắc mà Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn đang đề nghị theo đúng quy định; đồng thời rà soát, đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có hoạt động xuất nhập khẩu nhưng không đăng ký ở Hải quan Nghi Sơn để vận động, thu hút doanh nghiệp có số lượng tờ khai, kim ngạch, số thuế lớn; vận động và thu hút đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô qua cảng Nghi Sơn; chuẩn bị thật tốt các kiện cần thiết để nhận, làm thủ tục nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ qua cảng Nghi Sơn ngay khi được Bộ Công thương cho phép.

Về giải pháp trong dài hạn, cần tập trung để đẩy nhanh tiến độ các dự án có quy lớn như: Dự án dây chuyền 4 Xi măng Long Sơn, tổ hợp hóa chất Đức Giang, dự sản xuất nhà máy lốp ô tô Radial...; đồng thời nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, kêu gọi dự án lớn, trọng điểm có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh để tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế mới, tăng nguồn thu nội địa và nhập khẩu trong thời gian tới.

Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế cả trong lĩnh vực Hải quan và lĩnh vực thuế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thuế, nộp thuế, triển khai hóa đơn điện tử...

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Lê Văn Dậu, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo đánh giá việc thực hiện những quy định theo Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 5-11-2021 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, việc thu chi phí cách ly và xét nghiệm đối với những người từ vùng dịch về là việc làm khó đối với các địa phương cấp xã, các đơn vị được giao nhiệm vụ bởi người dân cách ly tập trung đa số là người mất việc làm, khó khăn về kinh tế, nhiều người không có khả năng tài chính để chi trả. Để giảm bớt gánh nặng cho Nhân dân, đại biểu Lê Văn Dậu đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng. Đồng thời, các sở, ngành quan tâm tham mưu cho UBND tỉnh việc bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ y tế cho các địa phương trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tham gia đóng góp ý kiến vào nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Văn Dậu đề nghị: Trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, cần tập trung chỉ đạo để hoàn thành các tiêu chí, trong đó có tiêu chí về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch; quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động đi làm ăn xa trở về địa phương thông qua thu hút các doanh nghiệp đầu tư và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Theo đại biểu Lương Tất Thắng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn, năm 2021 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tích quan trọng.

Đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn đang là điểm nghẽn cho đầu tư phát triển, đó là: Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tuy có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Không phải bỗng dưng mà các chỉ số PCI, PAPI của tỉnh ta chỉ nằm ở nhóm trung bình hoặc trung bình thấp của cả nước.

Vẫn còn hiện tượng “nói không đi đôi với làm”, vẫn còn những thủ tục rườm rà, mang tính hình thức, càng cải cách càng sinh ra thủ tục, phải gặp gỡ, báo cáo giải trình thì mới có thể giải quyết thủ tục được nhanh gọn. Đặc biệt, ở một số cá nhân, cơ quan, đơn vị có dấu hiệu sợ trách nhiệm, thiếu linh hoạt, sáng tạo, tìm tòi các phương án giải quyết vì sự phát triển chung của tỉnh.

Để giải quyết vấn đề này, đại biểu Lương Tất Thắng đề nghị HĐND tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát; các địa phương, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và cử tri trong tỉnh kịp thời phản ánh, góp ý đến các các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền với tinh thần xây dựng, thẳng thắn, chân thành về những vấn đề còn tồn tại, bất cập, nhất là trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đối với việc triển khai, thực hiện các chủ trương, biện pháp để thích thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đại biểu Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho rằng: Cùng với sự lãnh đạo quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả của Ban Chỉ đạo các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong thời điểm này yếu tố tiên quyết và quan trọng là ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia tiêm phòng, thực hiện nghiêm yêu cầu “5K” của Bộ Y tế. Để bảo đảm cho các hoạt động trong điều kiện bình thường mới, cần tăng cường chủ động điều chỉnh phương thức điều hành, chỉ đạo, chuyển đổi hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến, chuyển từ bị động sang chủ động.

Đối với hoạt động của Hội LHPN, đại biểu Ngô Thị Hồng Hảo cho biết, hiện nay, hội đang phát động các phong trào, chương trình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, nhận thấy phần lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, hội đã chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức, hiệp hội hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề, tiếp cận nguồn vốn…. Vì vậy, Hội LHPN tỉnh mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh và các ngành, địa phương để các cấp hội triển khai hiệu quả các chương trình, đề án.

Ngoài các nội dung trên, đại biểu Ngô Thị Hồng Hảo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, các vấn đề liên quan đến mục tiêu xây dựng con người thời đại mới và vấn đề bình đẳng giới.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Nguyễn Đức Thịnh, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương đề xuất nhiều nội dung nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2022 và các năm tiếp theo.

Cụ thể, đại biểu đề xuất tỉnh có chủ trương rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, đô thị ven biển huyện Quảng Xương đảm bảo khả thi trong GPMB, hài hòa lợi ích 3 bên gồm: Nhà nước, người dân và nhà đầu tư; đồng thời quan tâm hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình GPMB thực hiện các dự án: Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng xã Quảng Yên (Tập đoàn Sun Group); Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, Khu khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và Sân golf Quốc tế tại xã Quảng Nham (Tập đoàn BRG).

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Đức Thịnh cũng đề xuất tỉnh quan tâm, nghiên cứu, bổ sung kinh phí cho huyện để chi trả lương cho 44 giáo viên mầm non hợp đồng theo Nghị định số 06/2018/NĐCP của Chính phủ; tăng kinh phí cấp cho huyện, thị xã, thành phố tương ứng với 6 biên chế, thay cho 3 biên chế Hợp đồng 68 như hiện nay để đảm bảo chế độ tiền lương, tiền công cho lao động hợp đồng thực hiện các công việc theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Nguyễn Văn Khiên, Giám đốc Sở GTVT đề xuất tỉnh quan tâm tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động vận tải hành khách và công tác bảo trì đường tỉnh.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và một số nguyên nhân khác, từ ngày 27-4-2021 đến nay sản lượng hành khách và doanh thu hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trong khi đó, các tuyến xe buýt vẫn phải duy trì hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng trên địa tỉnh, đại biểu Nguyễn Văn Khiên đề nghị tỉnh xem xét, có chính sách hỗ trợ giá vé cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác hoạt động xe buýt trên địa bàn tỉnh nhằm khuyến khích và thu hút Nhân dân lựa chọn xe buýt là phương tiện đi lại chính.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Văn Khiên nêu lên tình trạng hệ thống đường tỉnh hầu hết được đầu tư xây dựng đã lâu, có quy tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt đường nhỏ, hẹp, nhiều tuyến đã xuống cấp. Định mức bảo dưỡng thường xuyên hàng năm mới đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu thực tế. Để đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, đại biểu đề nghị tỉnh tăng định mức kinh phí công tác bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ hàng năm trên các tuyến đường tỉnh đảm bảo định mức theo Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2108/QĐ-UBND.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Phát biểu cuối phiên thảo luận, thay mặt Đoàn chủ tọa kỳ họp, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đánh giá cao ý kiến thảo luận của các đại biểu, trong đó nhiều ý kiến có chất lượng, thảo luận sâu sắc, làm nổi bật những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với tỉnh Thanh Hóa.

Chỉ trong buổi chiều, đã có 20 ý kiến của các đại biểu tham gia đóng góp vào báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của UBND tỉnh năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh; các tờ trình trình tại kỳ họp.

Các ý kiến thảo luận được chuẩn bị chu đáo, công phu và cho rằng những kết quả đạt được là rất phần khởi, nhất là trong bối cảnh tình hình chung có nhiều khó khăn. Bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả Thanh Hóa đạt được trong năm 2021, các đại biểu cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế còn tồn tại; phân tích, đưa ra nhiều giải pháp thực hiện và đề xuất, kiến nghị tỉnh nhiều vấn đề nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2022.

Nhóm PV


Nhóm PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]