Thảo luận tại phiên làm việc tiếp theo trong khuôn khổ Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9, nhiều ý kiến cho rằng, dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần đi sâu phân tích nguyên nhân, đề ra khung pháp lý cụ thể hơn nữa nhằm giải quyết những hành vi tiêu cực trong đấu thầu, đấu giá.

Khắc phục tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu

Thảo luận tại phiên làm việc tiếp theo trong khuôn khổ Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9, nhiều ý kiến cho rằng, dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần đi sâu phân tích nguyên nhân, đề ra khung pháp lý cụ thể hơn nữa nhằm giải quyết những hành vi tiêu cực trong đấu thầu, đấu giá.

Khắc phục tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Theo đó, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị dự án Luật cần quy định rõ hơn nữa về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, đồng thời dẫn chiếu tới quy định của Bộ luật Hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu phù hợp thực tiễn hơn.

Phát biểu ý kiến tại phiên làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh việc đi thẳng vào vấn đề trong công tác sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự án Luật. Cụ thể, làm rõ những lỗ hổng về luật, phân tích cụ thể nguyên nhân vướng mắc, ách tắc trong hoạt động đầu tư công, đấu thầu, đấu giá…, từ đó, đưa ra phương hướng khắc phục bằng khung pháp lý khoa học.

Đối với tình trạng thông thầu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát kỹ lưỡng, tìm ra điểm mấu chốt để từng bước giải quyết triệt để tiêu cực, tăng cường tính minh bạch cho dự án Luật. Thay vì “nói chung chung”, cần tìm ra chính xác lỗ hổng pháp luật nằm ở đâu và phải “vá” lại thế nào.

Dẫn chứng việc “mở cửa” đấu thầu biệt dược ở nước ta, đồng chí Vương Đình Huệ đề nghị các quy định của dự án Luật cần được xây dựng theo hướng vừa tháo gỡ khó khăn, vừa nghiêm túc siết chặt để kiểm soát rủi ro, tiêu cực gắn với những lợi ích cụ thể của đất nước, của nhân dân.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, thời gian qua, dư luận dấy lên nhiều lo ngại về hành vi tham nhũng trong đấu thầu, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, tiêu cực… Vì vậy, các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong dự án Luật cần đặc biệt chú trọng tới nguồn gốc dẫn đến tình trạng trên, cụ thể là phân định rõ những nguyên nhân nào xuất phát từ hệ thống pháp luật, từ công tác tổ chức thực hiện luật.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật làm rõ việc mở rộng, chia nhỏ các trường hợp chỉ định thầu, trong khi những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu đang đặt ra yêu cầu siết chặt hơn nữa việc chỉ định thầu.

Đồng tình với các ý kiến nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề về những khó khăn trong quy trình đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cũng như tình trạng giá thầu hấp dẫn nhà đầu tư nhưng bị điều chỉnh nhiều lần, thời gian lại kéo dài, thủ tục khó khăn… dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội, khiến nhà đầu tư e ngại.

Dẫn chứng việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, nhưng tình trạng khan hiếm thuốc men, trang thiết bị y tế vẫn không thoát khỏi “vùng trũng” thời gian qua, đồng chí Vũ Hồng Thanh đề nghị cần đi sâu phân tích các vấn đề, xây dựng các quy định của dự án Luật theo hướng thống nhất, đồng bộ với các Luật hiện hành khác.

Theo Nhân dân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]