(Baothanhhoa.vn) - Sáng 25-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ để “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”.

Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”

Sáng 25-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ để “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”.

Dự hội thảo có các nhà nghiên cứu khoa học đại diện cho Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Sử học; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và huyện Thọ Xuân.

Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”

Toàn cảnh Hội thảo

Vạn Lại - Yên Trường là trung tâm chính trị của Vương triều Lê Trung Hưng giai đoạn ở Thanh Hóa trước khi về Thăng Long năm 1592. Đến nay, di tích đã bị phá hủy, chỉ còn lại một số di vật rải rác và các dấu vết nền móng dưới mặt đất. Với những giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu gắn với một giai đoạn lịch sử của đất nước, ngày 4-5-1995, di tích đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cần được bảo vệ và phát huy tác dụng.

Nhận thức được vị trí và vai trò của Hành cung Vạn Lại – Yên Trường trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nhà Lê Trung Hưng, được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học di tích Hành cung Vạn Lại – Yên Trường nhằm phát hiện, nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò, quy mô, kiến trúc của Hành cung trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nhà Lê Trung Hưng; cung cấp tư liệu phục vụ tổ chức hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê” và cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy gía trị di sản văn hóa Hành cung Vạn Lại – Yên Trường trong các định hướng quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung; đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp Nhân dân.

Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”

Hình ảnh thăm dò khai quật tại hành cung Vạn Lại - Yên Trường

Sau gần một năm triển khai với nhiều hoạt động khảo sát, điều tra điền dã tại thực địa và khai quật khảo cổ học… ban tổ chức hội thảo đã nhận được 48 bản tham luận của các nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan nghiên cứu, các trường Đại học ở Hà Nội cũng như ở địa phương (tỉnh Thanh Hóa)…

Hội thảo khoa học “Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường trong lịch sử Vương Triều Lê”

Các nhà khoa học trình bày tham luận tại Hội thảo

Tại hội thảo, các tham luận tập trung vào ba chủ đề chính, đó là cơ sở tư liệu và những vấn đề chung; kinh đô Vạn Lại – Yên Trường về quy mô, cấu trúc – lịch sử và hiện trạng; Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường về di sản và bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Trong đó, các tham luận đã làm rõ hơn về diện mạo, quy mô, cấu trúc Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường; đồng thời có thêm những đánh giá quan trọng về vị trí, vai trò, những đóng góp cũng như những bài học kinh nghiệm lịch sử của thời kỳ đầu nhà Lê Trung Hưng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước làm cơ sở để tiếp tục kế thừa, bảo vệ, phát huy những giá trị di sản lịch sử - văn hóa của thế kỷ XVI.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]