(Baothanhhoa.vn) - Sáng 23-10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận tại tổ góp ý vào dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận ở tổ 55, tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

Sáng 23-10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận tại tổ góp ý vào dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận ở tổ 55, tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ tại điểm cầu Thanh Hóa.

Cho ý kiến vào Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Dự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi), ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH đều cho rằng, việc ban hành 2 dự án luật này là hết sức cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

ĐBQH Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phát biểu ý kiến thảo luận.

Đóng góp ý kiến vào Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) các ĐBQH cho rằng, theo quy định tại khoản 2, Điều 15 quy định chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vì vậy đề nghị dự án luật cần làm rõ ngoài các cơ quan nói trên thì các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các ban, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng có được quyền làm chủ đầu tư dự án sản xuất phim hay không?

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn phát biểu ý kiến thảo luận.

Các ĐBQH đã thống nhất chọn phương án 2 tại khoản 4, Điều 15 về quy định việc sản xuất phim từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước bằng 3 hình thức là: Giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. Vì việc quy định 3 hình thức trên sẽ rất linh hoạt trong quá trình áp dụng và đặc biệt bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tại khoản 2 Điều 22 quy định giảm 20% giá vé cho người cao tuổi và 50% giá vé cho người khuyết tật đặc biệt nặng khi xem phim tại rạp, các ĐBQH đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc làm rõ khái niệm người khuyết tật đặc biệt nặng là người như thế nào; ngoài người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi được giảm vé khi vào rạp, thì cần cân nhắc bổ sung đối tượng là người có công với cách mạng cũng thuộc trường hợp được giảm giá vé.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

ĐBQH Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia ý kiến vào các dự án luật.

Các ĐBQH cũng đề nghị cần cân nhắc bỏ quy định về quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh tại Điều 43 của Dự án luật; Về Tiết d, Khoản 2 Điều 48 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh, các đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “giám sát” thay bằng “thanh tra, kiểm tra”.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tham gia ý kiến góp ý vào các dự án luật.

Cho ý kiến vào Dự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi) các ĐBQH nhất trí phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật, đồng thời đánh giá cao cơ quan soạn thảo trong một số hình thức khen thưởng đã bổ sung đối tượng là tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp; doanh nhân, trí thức, nhà khoa học; cá nhân, tập thể người nước ngoài; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài… phù hợp với thực tiễn ngày càng đa dạng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và d ự án Luật Thi đua - khen thưởng (sửa đổi)

ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì thảo luận ở tổ 55, tại điểm cầu Thanh Hóa.

Các ĐBQH đề nghị bổ sung thêm đối tượng được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” là lực lượng công an xã, dân quân tự vệ vào quy định tại Khoản 2, Điều 21. Tại Khoản 1 Điều 19 quy định có ba lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” mới được xem xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” là quá khó khăn, do vậy đề nghị quy định “có hai lần liên tục” là phù hợp. Đề nghị bổ sung hình thức “Huân chương vì cộng đồng” để tặng cho các tập thể, tổ chức và cá nhân có thành tích đặc biệt tiêu biểu, có sức lan tỏa cao trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện vì cộng đồng…

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]