(Baothanhhoa.vn) - Phát biểu ý kiến về Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đại biểu Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cơ bản nhất trí với dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo ý kiến của các ĐBQH tại kỳ họp trước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

ĐBQH tỉnh Thanh Hoá góp ý Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Phát biểu ý kiến về Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đại biểu Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cơ bản nhất trí với dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo ý kiến của các ĐBQH tại kỳ họp trước.

ĐBQH tỉnh Thanh Hoá góp ý Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đại biểu Quốc hội Cầm Thị Mẫn, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, phát biểu ý kiến về Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Để góp phần hoàn thiện, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu làm rõ thêm 6 vấn đề: Vấn đề thứ nhất, tại khoản 4 Điều 4 “Bảo mật thông tin” quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Quy định nêu trên không rõ việc xử lý ở đây là xử lý hình sự, xử lý hành chính hay xử lý kỷ luật công tác hòa giải. Mặt khác tên của Điều luật chưa chỉ rõ đối tượng thông tin được bảo mật ở đây là thông tin gì.

Vấn đề thứ hai, tại Điều 7 “Trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại”, đại biểu đề nghị xem xét để bảo đảm sự đồng bộ giữa cụm từ “xử lý các vi phạm trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án” ở điểm đ khoản 1 với cụm từ “xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên” ở điểm c và đ khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều luật này. Đồng thời nghiên cứu để bảo đảm sự đồng bộ của các cụm từ này với chế tài xử lý quy định tại khoản 4 Điều 4 theo hướng đây là xử lý kỷ luật công tác đối với Hòa giải viên.

Vấn đề thứ ba, tại khoản 2 Điều 10 “Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên”, đề nghị bỏ điểm a “Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều này và thiết kế lại khoản 2 như sau “Người đang là cán bộ, công chức, viên chức và người đang công tác trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang không được làm Hòa giải viên”.

Vấn đề thứ tư, tại điểm h khoản 2 Điều 14 “Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên” quy định nghĩa vụ của Hòa giải viên là “Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành, được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác”, đại biểu đề nghị bỏ quy định này.

Vấn đề thứ năm, về phạm vi hoạt động của Hòa giải viên được quy định tại (Điều 15), đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định các bên được lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà họ đã nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.

Vấn đề thứ sáu, về thời hạn hòa giải, đối thoại (Điều 20), quy định như Dự thảo là chưa phù hợp với nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự. Trong quan hệ dân sự, “quyền tự định đoạt của đương sự” phải được tôn trọng và bảo đảm. Trường hợp các bên có những lý do riêng (như ốm đau, nằm viện, đi công tác xa…) chưa thể hoàn thành việc hòa giải, đối thoại trong 30 ngày mà thống nhất được với nhau về việc có thể kéo dài thời hạn này thì cần phải tôn trọng sự thống nhất của họ. Ngay cả với hòa giải trong tố tụng, Bộ luật tố tụng dân sự (tại Điều 259 và Điều 216) cũng tôn trọng nguyên tắc này. Do đó, tôi đề nghị khoản 2 chỉ quy định như sau “Thời hạn hòa giải, đối thoại có thể kéo dài theo thỏa thuận, thống nhất của các bên”.

Cuối cùng, đại biểu đề nghị thêm từ “tại Tòa án” vào tên các Điều 3, 7, 8, 9, 21, 22, 23, 24, 28,v.v... để đảm bảo chặt chẽ, thống nhất với tên gọi của Dự thảo Luật.

ĐBQH tỉnh Thanh Hoá góp ý Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa, phát biểu ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Phát biểu ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, đại biểu Mai Sỹ Diến, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa, thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết tiếp tục ban hành chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025 nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng HĐH; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả Nghị quyết, đại biểu Mai Sỹ Diến, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa, đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành chính sách thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Để thực sự thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cần miễn giảm các loại thuế, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm được chế biến, liên kết chế biến sản phẩm nông nghiệp đã được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mà có được.

Các đối tượng được miễn thuế theo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp đã trùng với đối tượng được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ các đối tượng trùng với đối tượng nêu trên, ví dụ: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Ðất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng lại mới và đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng cây lâu năm, cây ăn qủa.

Đối với các hộ gia đình di chuyển đến vùng kinh tế mới được giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp phải có chính sách sát thực tế cho phát triển kinh tế để đồng bào yên tâm thực hiện. Ví dụ: Đồng bào Vùng ảnh hưởng của Hồ Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa đi vùng Kinh tế mới xã Ialốp, huyện Easúp, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Bến Tre đã vào tiếp xúc cử tri tại đây, cử tri kiến nghị rất nhiều vấn đề, trong đó có kiến nghị về chính sách phát triển nông, lâm nghiệp vùng này có vô vàn khó khăn, những kiến nghị ấy đã vượt khả năng của tỉnh Đắk Lắk, vì vậy, đại biểu đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khảo sát, đánh giá để có chính sách đúng đắn, kịp thời đối với vùng này và các vùng tương tự.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]