(Baothanhhoa.vn) - Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực gắn với thực tiễn của đất nước và thời đại. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ thống chỉnh thể phong cách của Người và là một trong những di sản vô giá mà Người để lại cho chúng ta. Nghiên cứu phong cách tư duy Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Người, đồng thời từng bước hình thành và xây dựng phong cách tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ, công chức Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Đẩy mạnh việc học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh: Một giải pháp để cán bộ, công chức Thanh Hóa thực hiện tốt lời dạy của Bác xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu”

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực gắn với thực tiễn của đất nước và thời đại. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ thống chỉnh thể phong cách của Người và là một trong những di sản vô giá mà Người để lại cho chúng ta. Nghiên cứu phong cách tư duy Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Người, đồng thời từng bước hình thành và xây dựng phong cách tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ, công chức Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Đẩy mạnh việc học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh: Một giải pháp để cán bộ, công chức Thanh Hóa thực hiện tốt lời dạy của Bác xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu”

Vấn đề đẩy mạnh hơn nữa việc học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Thanh là quá trình rèn luyện, phấn đấu đầy khó khăn, gian khổ, lâu dài và bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú. Cho nên, để xây dựng phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức ở Thanh Hóa theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh thì thiết nghĩ chúng ta cần phải thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất: Khi học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh, thì trước hết phải học tập phương pháp biện chứng trong tư duy của Người. Tức là học tập nghệ thuật vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc biệt, phải biết học tập nghệ thuật phân tích và giải quyết mâu thuẫn biện chứng trong tư duy Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, đối với người cán bộ, công chức điều quan trọng nhất là luôn phải biết phát hiện những tình huống có vấn đề và giải quyết chúng một cách đúng đắn, kịp thời.

Học tập tinh thần độc lập trong tư duy Hồ Chí Minh là học tập cách tư duy, cách suy nghĩ độc lập, không phụ thuộc, bắt chước, rập khuôn. Học tập tinh thần tự chủ trong tư duy Hồ Chí Minh là học tập cách làm chủ suy nghĩ, làm chủ việc phân tích, so sánh, đối chiếu, xử lý thông tin... để rút ra những kết luận trung thực, đúng đắn. Học tập tinh thần sáng tạo trong tư duy Hồ Chí Minh, là học tập tinh thần dám từ bỏ cái cũ đã bị thực tiễn vượt qua; dám sửa chữa, bổ sung những cái cũ nhưng còn phù hợp; dám tìm tòi, đề xuất những cách trả lời mới cho những vấn đề đang đặt ra của ngày hôm nay.

Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh cũng là học tập việc quán triệt sự thống nhất giữa ý chí, tình cảm cách mạng và tri thức khoa học.

Để từng bước hình thành được phong cách tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức, chúng ta phải khắc phục sự thiếu hụt về tri thức, cả tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn, cả lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cả kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng chỉ tập trung vào học tập, trau dồi vốn tri thức khoa học thôi thì chưa đủ, mà phải đồng thời với quá trình đó chúng ta phải chăm lo rèn luyện tu dưỡng về ý chí, tình cảm cách mạng đối với đội ngũ này.

Trong việc học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh phải học phong cách gắn lý luận với thực tiễn. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như tư tưởng và phong cách tư duy của Người luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Cho nên làm gì, suy nghĩ gì ở Người đều hướng một mục đích duy nhất: phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, vì độc lập dân tộc và CNXH.

Qua học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ, công chức phải biết hướng tư duy của mình vào những vấn đề của cuộc sống, của sự nghiệp đổi mới. Mọi trăn trở suy tư phải hướng vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà mình đảm nhiệm. Đó chính là gắn với thực tiễn, đó chính là tư duy thiết thực của mỗi chúng ta.

Thứ hai: Đội ngũ cán bộ, công chức phải tăng cường học tập lý luận Mác - Lênin.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức việc học tập, trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật có thể bằng nhiều hình thức, phương thức nhưng cơ bản nhất là qua đào tạo ở trường lớp và qua thực tiễn hoạt động tuyên truyền cũng như tổng kết thực tiễn. Trường học là môi trường thuận lợi nhất cho việc học tập, rèn luyện, trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp những kiến thức nền tảng, cơ sở cho người học tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ tư duy của mình. Học tập để nắm vững bản chất phương pháp tư duy biện chứng duy vật tức là “Học tập lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng"...

Không những thế, người cán bộ, công chức còn có thể học tập, trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật thông qua thực tiễn hoạt động của mình. Đây là một biện pháp rất quan trọng để nắm được thực chất, hiểu được thấu đáo phương pháp tư duy biện chứng duy vật đối với bản thân mình. Bởi vì, bản thân chân lý khoa học là xuất phát của thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Vận dụng những nguyên lý lý luận vào thực tiễn; phát hiện những tình huống có vấn đề trong thực tiễn; nêu ra các giải pháp để giải quyết các tình huống đó nhằm soi sáng những quan điểm lý luận và từ đó đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện chúng có hiệu quả hơn chính là hình thức học tập tốt nhất. Như vậy, thông qua thực tiễn công tác, cán bộ, công chức hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt, cọ xát với nhiều vấn đề do thực tiễn sôi động đặt ra khiến họ rút ra được nhiều vấn đề lý luận phong phú. Họ phải vận dụng tổng hợp các tri thức, phương pháp tư duy đã học được ở trường và phải luôn luôn thực hiện thao tác tư duy... vì vậy mà khả năng vận dụng khái niệm, các hình thức tư duy ở họ không ngừng được rèn luyện, mài sắc và trau dồi.

Thứ ba: Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên tổng kết thực tiễn.

Tổng kết thực tiễn là quá trình phân tích, đánh giá thực tiễn nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo hoạt động của con người đạt hiệu quả cao. Cho nên, tổng kết thực tiễn là biện pháp quan trọng, góp phần trực tiếp vào việc rèn luyện, nâng cao không ngừng phương pháp tư duy khoa học, đồng thời khắc phục những yếu kém trong tư duy của người cán bộ, công chức.

Tổng kết thực tiễn còn giúp đội ngũ cán bộ, công chức phát hiện ra những “khoảng trống” giữa lý luận và thực tiễn, giữa những tri thức được học và cuộc sống. Trên cơ sở đó, giúp họ hoàn chỉnh, bổ sung những hiểu biết của mình sao cho sát hợp với thực tiễn, phù hợp với thực tiễn. Như vậy, tổng kết thực tiễn góp phần “mài sắc“” tư duy lý luận, làm cho nó năng động, mềm dẻo, phản ánh kịp thời và sáng tạo sự vận động, biến đổi của thực tiễn.

Tổng kết thực tiễn không chỉ góp phần rèn luyện, trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật; khắc phục những yếu kém trong tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức mà còn góp phần trực tiếp hình thành phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực, gắn với thực tiễn. Bởi lẽ, tổng kết thực tiễn có vai trò quan trọng trong việc hướng đích của tư duy, giúp cho tư duy gắn với thực tiễn hơn, sát thực tiễn hơn. Khi tổng kết thực tiễn, người ta sẽ làm giàu, làm phong phú hơn tri thức của mình, đồng thời lọc bỏ những tri thức không còn phù hợp với thực tiễn nữa. Đó chính là quá trình làm cho lý luận phù hợp với thực tiễn hơn; đồng thời cũng là quá trình làm cho tính hướng đích của tư duy rõ nét hơn - phải quay trở về thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Đây chính là biện pháp quan trọng để từng bước hình thành phong cách tư duy thiết thực, gắn với thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức ở Thanh Hóa có tâm, có tầm và trí, rõ ràng chúng ta không thể chỉ dùng một biện pháp nào cả. Việc kết hợp đồng thời các giải pháp trên là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng phong cách tư duy khoa học để họ có đủ đức, đủ tài đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là nhân tố then chốt quyết định việc động viên mọi nguồn lực của tỉnh để đẩy nhanh phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế giữ vững quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phấn đấu xây dựng Thanh Hóa thành một tỉnh “Kiểu mẫu” như lời dạy của Bác khi Người lần đầu tiên vào thăm Thanh Hóa vào ngày 20-02-1947.

Trịnh Khắc Bân

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa)


Trịnh Khắc Bân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]