(Baothanhhoa.vn) - Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với 93 di tích lịch sử, trong đó có 16 di tích cấp quốc gia, huyện Hoằng Hóa đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng làm động lực quan trọng cho sự phát triển của huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Đoàn xã và liên đội Trường Tiểu học Hoằng Thắng tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại Di tích cách mạng “Cồn Ba Cây” xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa).

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với 93 di tích lịch sử, trong đó có 16 di tích cấp quốc gia, huyện Hoằng Hóa đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng làm động lực quan trọng cho sự phát triển của huyện.

Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hoằng Hóa đã tham mưu cho Ban Thường vụ nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử trên địa bàn, đồng thời đôn đốc, hỗ trợ về nghiệp vụ, thẩm định nội dung lịch sử đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân các xã, thị trấn... Cùng với đó, đảng bộ huyện có cơ chế hỗ trợ cho các địa phương, đơn vị biên soạn và phát hành sách lịch sử 20 triệu đồng/công trình; phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học có uy tín để nghiên cứu, biên soạn nhiều công trình lịch sử có giá trị.

Nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Hoằng Hóa đã phối hợp với các trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học có uy tín, như: Giáo sư Trịnh Nhu (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật để nghiên cứu, biên soạn nhiều công trình lịch sử có giá trị, như: Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân huyện Hoằng Hóa, giai đoạn 1930-2015, các công trình Địa chí Hoằng Hóa, Danh nhân văn hóa Hoằng Hóa; Lịch sử giáo dục huyện Hoằng Hóa và nhiều công trình có giá trị khác. Hiện nay, huyện đang tiến hành sưu tầm, biên soạn và hội thảo cuốn Lịch sử HĐND, UBND huyện Hoằng Hóa (1946-2020), cuốn Lịch sử MTTQ Việt Nam và các đoàn thể huyện Hoằng Hóa (1930-2020). Ngoài ra, huyện còn xuất bản 900 cuốn thông tin nội bộ/tháng làm tài liệu sinh hoạt cho các chi bộ và đã phát hành được 86 số; xuất bản đặc san 55 năm kết nghĩa huyện Hoằng Hóa và thị xã Điện Bàn (Quảng Nam). Đối với cấp xã đã có 36/37 xã, thị trấn xuất bản, tái bản cuốn lịch sử địa phương; 11 ban, ngành, đoàn thể xuất bản lịch sử truyền thống. Nhìn chung, các cuốn lịch sử đã phát hành đều được chuẩn bị, xây dựng công phu, từ việc sưu tầm, đến khâu hoàn thiện, được tổ chức hội thảo nghiêm túc, đồng thời còn có sự quan tâm giúp đỡ, cộng tác tích cực của các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí lão thành cách mạng qua các thời kỳ, qua đó tái hiện khá đầy đủ lịch sử truyền thống cách mạng ở cơ sở. Các cuốn lịch sử sau khi phát hành đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân đón đọc, góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện. Đây là những tư liệu quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ và các du khách khi đến thăm.

Cùng với nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng được huyện Hoằng Hóa xác định là một trong những nhiệm vụ cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên giáo và công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp cách mạng. Hằng năm, Huyện ủy Hoằng Hóa đã chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tuyên truyền lồng ghép các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ, các đoàn thể, các lớp dành cho đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới. Cùng với đó, trong các hội nghị giao ban với đội ngũ báo cáo viên, Ban Tuyên giáo Huyện ủy còn thông tin, định hướng để đội ngũ này tăng cường công tác tuyên truyền lịch sử cách mạng đến đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổng phụ trách đội, đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Giáo dục công dân về lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng của huyện. Nhiều trường THCS, như: Nhữ Bá Sỹ, Hoằng Kim, Hoằng Sơn... đã có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh bằng nhiều hình ảnh trực quan sinh động, đi thực tế, giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn và tự hào về những trang sử vẻ vang của quê hương, của tỉnh.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới huyện Hoằng Hóa tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử hàng năm, dài hạn để nâng cao chất lượng; thu hút nguồn xã hội hóa tham gia vào nghiên cứu, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; đổi mới tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, chú trọng đối tượng là thế hệ trẻ để làm tốt công tác giáo dục khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống lịch sử của thế hệ cha anh, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]