(Baothanhhoa.vn) - Chiều 19 - 9, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW

Chiều 19 - 9, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.

Cùng dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Dân tộc, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan Thanh Hóa và Văn phòng UBND tỉnh.

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị Quyết số 58 - NQ/TW, ngày 5 - 8 - 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trên cơ sở tham khảo các cơ chế, chính sách đặc thù của các tỉnh, thành phố đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Đề án, đề xuất 23 cơ chế, chính sách đặc thù thuộc 4 nhóm, gồm: Các cơ chế, chính sách đặc thù chung; các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; các cơ chế, chính sách đặc thù đối với các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa; các cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế.

Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa báo cáo tại hội nghị.

Đối với nhóm cơ chế, chính sách đặc thù chung, đề xuất 14 cơ chế, chính sách đối với các lĩnh vực cụ thể, như: Lĩnh vực tài chính, ngân sách (gồm 10 cơ chế, chính sách); lĩnh vực đất đai (1 cơ chế, chính sách); lĩnh vực quy hoạch (1 cơ chế, chính sách); lĩnh vực giáo dục (1 cơ chế, chính sách); lĩnh vực môi trường (1 cơ chế, chính sách).

Nhóm cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp gồm 5 cơ chế, chính sách cho phép tỉnh Thanh Hóa được quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được áp dụng các cơ chế, chính sách giống như đối với Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Nhóm cơ chế, chính sách đặc thù đối với các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa gồm 2 cơ chế, chính sách.

Nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế gồm 2 cơ chế, chính sách. Về xem xét, quy định số lượng biên chế của cấp tỉnh, cấp huyện (cả khối Đảng và khối Nhà nước) tỉnh Thanh Hóa phù hợp với quy mô diện tích, dân số, số lượng tổ chức Đảng, số lượng đảng viên và số đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Thị Hải Yến phát biểu tại hội nghị.

Để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Đề án một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa bảo đảm chất lượng, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phân tích, làm rõ lý do đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù với Trung ương trên cơ sở cung cấp các luận cứ, luận chứng thuyết phục cụ thể, rõ ràng. Trong đó, cần bổ sung thông tin, số liệu, tính toán, đánh giá, lượng hóa những thay đổi, tác động tích cực, lợi ích, nguồn lực tăng thêm trong trường hợp tỉnh Thanh Hóa được Trung ương cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù.

Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Mai Xuân Bình phát biểu tại hội nghị.

Đối với những đề xuất hỗ trợ về nguồn lực cụ thể như: Tăng cường hạn mức dư nợ vay; nâng mức bổ sung có mục tiêu từ số tăng thu; tăng định mức phân bổ chi ngân sách Nhà nước; để lại một phần số thu từ lĩnh vực xuất - nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn; điều chỉnh mức thu phí, lệ phí, học phí… cần có số liệu chứng minh, làm rõ với quy định hiện hành thì đang huy động được bao nhiêu nguồn lực, từ đó dự báo, đánh giá, chỉ rõ, định lượng được các nguồn lực có thể huy động bổ sung tăng thêm nếu được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù.

Chủ động đấu mối chặt chẽ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách ngành, lĩnh vực liên quan để tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ trong quá trình xây dựng Đề án cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa.

Báo cáo dự thảo cơ chế, chính sách đặc thù đề nghị Trung ương ban hành cho tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58 - NQ/TW

Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Mạnh Quân phát biểu tại hội nghị.

Sau khi nghe ý kiến của đại diện các ngành, cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng kết luận, nhấn mạnh tầm trọng của việc đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để đưa Nghị quyết số 58 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào cuộc sống, đồng thời là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu việc đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cần nghiên cứu để đề xuất những cơ chế, chính sách có tiền lệ chung cũng như cái riêng, mang tính khác biệt của Thanh Hóa và có trọng tâm, trọng điểm.

Việc đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù nên được thực hiện theo nhóm và xây dựng 15 cơ chế đặc thù.

Về lĩnh vực tài chính, đề xuất hạn mức vốn vay từ các nguồn là bao nhiêu để có sự phân tích, đề xuất mức hỗ trợ phù hợp. Trong giai đoạn 2021 - 2030, Thanh Hóa được để lại bao nhiêu % từ nguồn thu thuế xuất - nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn…

Đề xuất cho tỉnh Thanh Hóa được hưởng 70% tiền sử dụng đất các công trình tài sản công khi bán; hưởng một số khoản phí, lệ phí để thu hút xã hội hóa.

Về đầu tư công, đề nghị Trung ương đầu tư một số công trình có tính chất cấp vùng và liên vùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các dự án ODA đưa vào đầu tư công.

Về quản lý đất đai, cho phép tỉnh chuyển đổi đất lúa, đất rừng nằm trong quy hoạch.

Đối với Khu Kinh tế Nghi Sơn, cho phép tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án tại các khu công nghiệp thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn và không áp dụng tỷ lệ lấp đầy. Các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh được hưởng các cơ chế, chinh sách như các khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn.

Đề nghị cho phép áp dụng cơ chế, chính sách cho các địa phương miền núi, biên giới trên địa bàn tỉnh như ở tỉnh Nghệ An. Đồng thời đề xuất cho tỉnh thí điểm cơ chế tự chủ đối với một số trường phổ thông công lập.

Trên cơ sở các vấn đề đã thảo luận và đề xuất tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp biểu để các sở, ngành, cơ quan liên quan bổ sung làm rõ hơn, có căn cứ cụ thể, gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn chỉnh báo cáo UBND tỉnh.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]