(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong đó, việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân đã xử lý được nhiều vụ việc nảy sinh, phức tạp ngay tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 1: Nhìn từ những vụ việc cụ thể

Bài 1: Nhìn từ những vụ việc cụ thể

UBND huyện Triệu Sơn tổ chức đối thoại với Nhân dân xã Vân Sơn (năm 2019). Ảnh: P.V

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong đó, việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân đã xử lý được nhiều vụ việc nảy sinh, phức tạp ngay tại địa phương.

Giải quyết kịp thời “điểm nóng”

Vụ việc khiếu nại của bà Nguyễn Thị Vịnh và 33 công dân xã Thiệu Công (Thiệu Hóa) năm 2018 là một ví dụ. Theo nội dung khiếu nại, UBND xã Thiệu Công đã tự ý thu tiền hợp thức hóa đất ở của 34 hộ dân trong xã, với số tiền 1,7 triệu đồng/hộ, trong khi đất của các hộ là có nguồn gốc từ trước năm 1980, không phải nộp tiền hợp thức hóa. Vụ việc đã được UBND huyện Thiệu Hóa kiểm tra, kết luận tại Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 28-3-2018 giải quyết khiếu nại của công dân với nội dung chính đó là: Việc cán bộ xã Thiệu Công thời kỳ 1997-2006 đã thu tiền hợp thức hóa số diện tích tăng thêm của các hộ dân để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa đã yêu cầu UBND xã Thiệu Công và các cá nhân liên quan phải có trách nhiệm thỏa thuận, hoàn trả lại quyền lợi cho các hộ dân. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, do việc chỉ đạo giải quyết chưa cụ thể, thiếu quyết liệt, quyền lợi của công dân chưa được giải quyết dứt điểm đã làm phát sinh khiếu kiện đông người, vượt cấp. Công dân xã Thiệu Công kéo đến trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh và Ban Tiếp công dân tỉnh. Để giải quyết kịp thời “điểm nóng” tại xã Thiệu Công, ngày 26-12-2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại trực tiếp với các công dân xã Thiệu Công. Trực tiếp lắng nghe, đối thoại với công dân và kết luận hướng giải quyết vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với hướng giải quyết của Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, việc hoàn trả lại tiền cho các hộ dân phải tính theo lãi suất tiền vay do ngân hàng công bố. UBND huyện Thiệu Hóa làm việc với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện giúp cho việc tính toán chính xác, đúng quy định cho từng hộ. UBND xã Thiệu Công là cơ quan chịu trách nhiệm hoàn trả số tiền xã đã sử dụng và thu tiền của các cá nhân vi phạm hoàn trả cho Nhân dân trong thời hạn 10 ngày phải chi trả xong; việc thanh toán phải công khai, minh bạch, không được để các hộ phải thỏa thuận, đồng thời phải xin lỗi Nhân dân về sai phạm của cán bộ các thời kỳ trong thực hiện nhiệm vụ. Các cá nhân có trách nhiệm phải trả lại tiền cho các hộ dân, nếu không thực hiện phải tổ chức cưỡng chế, dù thu được tiền hay chưa phải có biện pháp (kể cả ứng tiền) hoàn trả xong cho Nhân dân. Những nội dung kết luận và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi đối thoại đã được bà Nguyễn Thị Vịnh và các hộ dân có khiếu nại đồng tình, thống nhất. Sau khi có số liệu của ngân hàng cung cấp với tổng số tiền phải hoàn trả lại cho các hộ dân là 3.098.563.000 đồng, UBND xã Thiệu Công đã đấu mối với cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước để làm thủ tục tạm ứng số tiền trên từ nguồn dự phòng ngân sách huyện năm 2019, số tiền này được hoàn trả cho 79 hộ dân trong ngày 5-1-2019.

Một vụ việc khác cũng thu hút chú ý của dư luận trong năm 2019, đó là việc người dân thôn 3, xã Vân Sơn (Triệu Sơn) treo băngrôn, lập chốt, cắt cử người canh gác trên trục đường giao thông vào Nhà máy sản xuất ferocrom của Công ty CP Cromit Nam Việt, ngăn không cho xe tải vận chuyển nguyên liệu cũng như trang thiết bị vào nhà máy. Đồng thời, đơn được gửi đến các cơ quan chức năng, đề nghị không cho công ty vận hành thử nghiệm với lý do gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vụ việc trên, UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân xã Vân Sơn về các nội dung liên quan đến hoạt động của Nhà máy sản xuất ferocrom Nam Việt. Tại buổi đối thoại, người dân thẳng thắn phản ánh với lãnh đạo huyện, các sở, ban, ngành về tình trạng Nhà máy sản xuất ferocrom của Công ty CP Cromit Nam Việt đi vào vận hành gây ô nhiễm môi trường nước, khí thải dẫn đến cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại; cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Nhiều ý kiến đề nghị đóng cửa nhà máy, không cho nhà máy hoạt động trên đất Vân Sơn... Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân, ông Vũ Đức Kính, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đã mời đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan giải thích cho người dân về việc đầu tư, quy trình sản xuất của các dây chuyền sản xuất; các nguyên liệu đầu vào, khí thải... và sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND huyện cũng đã xin lỗi Nhân dân vì công tác giám sát của các cấp chính quyền còn chưa sát sao, chưa kịp thời để xảy ra tình trạng nhà máy hoạt động khi chưa hoàn chỉnh công nghệ sản xuất, xử lý môi trường dẫn đến người dân có ý kiến; đồng thời nhấn mạnh, việc Công ty CP Coromit Nam Việt phải hoàn thiện đầy đủ các hạng mục còn thiếu, báo cáo các sở, ngành để kiểm tra trước khi hoạt động; công khai, minh bạch về công nghệ sản xuất, xử lý chất thải, kế hoạch bảo vệ môi trường; cho Nhân dân tham quan, giám sát hoạt động của nhà máy theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu; xe ô tô chở nguyên liệu phải đảm bảo không vượt tải trọng; cho lấy mẫu chất thải để thử nghiệm; ưu tiên sử dụng lao động của xã Vân Sơn... Đề nghị bà con Nhân dân bình tĩnh, không quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Sau buổi đối thoại, người dân không còn lập lán trại, tụ tập đông người nữa.

Hay vụ bà Trịnh Thị Lộc và một số công dân xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) phản ánh việc xây dựng chợ không đúng diện tích, quy hoạch ki-ốt để bố trí cho cán bộ xã và cán bộ huyện. Ngày 14-2-2020, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức đối thoại với người dân. Sau khi nghe 12 lượt ý kiến của các tiểu thương chợ Vĩnh Hùng băn khoăn, thắc mắc xung quanh việc xây dựng chợ, đồng thời nghe ý kiến của các phòng, ban, ngành, đoàn thể phân tích để làm rõ hơn các kiến nghị của công dân, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc đã kết luận và chỉ ra những sai phạm của UBND xã Vĩnh Hùng trong việc giao 5 ki-ốt cho các hộ dân không thông qua đấu giá, trong đó có 2 ki-ốt giành cho 2 cán bộ huyện là đúng thực tế. Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện cũng phân tích rõ cho các tiểu thương biết về mặt bằng quy hoạch chợ... Qua buổi đối thoại, đa số tiểu thương dự hội nghị thống nhất và đồng tình với kết quả đối thoại. Được biết, tháng 5-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Lộc cũng đã họp thống nhất các hình thức xử lý kỷ luật các cán bộ chủ chốt xã Vĩnh Hùng liên quan tới việc cấp ki-ốt chợ không đúng quy định. Qua đó, người dân cũng giải tỏa được thắc mắc, hoài nghi, tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền huyện Vĩnh Lộc.

Đến kết quả đạt được

Thực tế cho thấy, ngay sau khi có Chỉ thị số 35-CT/TW và Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị, công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC ở tỉnh ta đã được các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc, kịp thời, trong đó có nhiều vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài được tập trung chỉ đạo rà soát, giải quyết dứt điểm nên đã chấm dứt khiếu kiện. Theo số liệu của UBND tỉnh, năm 2019, các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh đã tiếp 9.068 lượt người, tăng 3,1% so với năm 2018; tiếp nhận, xử lý 9.029 đơn, tăng 16,9% so với năm 2018. Có 1.099 vụ (khiếu nại 1.005 vụ, tố cáo 94 vụ) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước. Qua giải quyết KNTC đã trả lại cho công dân 4.658m2 đất, thu hồi về cho Nhà nước 750m2 đất, hơn 1 tỷ đồng; trả lại cho công dân 90 triệu đồng; 400 người được khôi phục và bảo vệ quyền lợi; kiến nghị xử lý hành chính 88 người có vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 4 vụ. Một số vụ tố cáo đông người, phức tạp đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời dứt điểm, như vụ: Ông Lê Mạnh Hoàn và một số công dân xã Quảng Phú tố cáo sai phạm của cán bộ xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa; vụ ông Lê Văn Siêu, Lê Quang Trung và một số hộ dân xã Hoằng Trung tố cáo sai phạm của cán bộ xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa; ông Đỗ Văn Nam và một số hộ dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân tố cáo sai phạm của cán bộ xã Xuân Trường; bà Hoàng Thị Hiền và một số công dân xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc tố cáo sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Tiến Lộc.

Riêng 9 tháng năm 2020, các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh đã tiếp 7.994 lượt người, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2019; tiếp nhận, xử lý 8.509 đơn, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2019. Có 4.482 đơn (khiếu nại 1.370 đơn; tố cáo 469 đơn; đơn kiến nghị, phản ánh 2.643 đơn) đủ điều kiện xử lý; trong đó có 898 đơn (khiếu nại 781 đơn, tố cáo 117 đơn) thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước. Qua giải quyết KNTC đã trả lại cho công dân 8.311m2 đất; thu hồi về cho Nhà nước 13,4 triệu đồng và 6.538m2 đất; bảo vệ quyền lợi cho 83 công dân.

Từ những số liệu trên cho thấy, công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC đạt được nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ giải quyết đạt cao, trong đó đã tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, góp phần ổn định tình hình, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó có nhiều vụ việc được giải quyết nhờ đối thoại giữa chính quyền và người dân. Vậy, bài học thực tiễn rút ra từ các vụ việc đối thoại thành công là gì? Một vài khía cạnh trong câu trả lời sẽ được nêu tại bài viết tiếp theo.

Tô Dung - Việt Hương

Bài 2: Bài học từ thực tiễn giải quyết “điểm nóng” bằng đối thoại.


Tô Dung - Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]