(Baothanhhoa.vn) - Mới thành lập được gần 1 năm, lại chịu tác động của dịch COVID-19, song thầy và trò bộ môn bi sắt Thanh Hóa đã nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng học hỏi, rèn luyện, phấn đấu trở thành môn thể thao thế mạnh của tỉnh nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bộ môn bi sắt Thanh Hóa và sự nỗ lực vượt khó, vươn lên

Mới thành lập được gần 1 năm, lại chịu tác động của dịch COVID-19, song thầy và trò bộ môn bi sắt Thanh Hóa đã nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng học hỏi, rèn luyện, phấn đấu trở thành môn thể thao thế mạnh của tỉnh nhà.

Bộ môn bi sắt Thanh Hóa và sự nỗ lực vượt khó, vươn lên

8 VĐV đầu tiên của bộ môn bi sắt Thanh Hóa.

Bi sắt là môn thể thao đã góp mặt tại đấu trường SEA Games từ khá lâu với các quốc gia mạnh như Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar... Bộ môn này cũng có hệ thống giải đấu khá phong phú như giải vô địch Đông Nam Á, châu Á, thế giới. Tại Việt Nam, bộ môn này phát triển khá mạnh tại các tỉnh miền Tây Nam bộ và một số tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Nghệ An. Bi sắt cũng góp mặt trong nội dung thi đấu tại các kỳ đại hội thể thao toàn quốc, cũng như giải vô địch quốc gia hàng năm.

Trong đề án phát triển thể thao tỉnh Thanh Hóa tới năm 2030, bi sắt là bộ môn được bổ sung, đầu tư cho giai đoạn 2021-2025. Cuối tháng 1-2021, bộ môn bi sắt được thành lập với 8 vận động viên (VĐV) trong độ tuổi từ 15 đến 17, trong đó có 6 VĐV được tuyển mới và 2 VĐV được chuyển từ các bộ môn khác sang. Ban huấn luyện cũng là những người chuyển từ các bộ môn khác sang. Cả thầy và trò bộ môn bi sắt Thanh Hóa đã bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh. Trưởng bộ môn bi sắt Thanh Hóa Chu Đình Huy, chia sẻ: Bộ môn được thành lập trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 trong nước diễn biến phức tạp. Các thành viên ban huấn luyện, cũng như VĐV chưa có điều kiện đi tập huấn chuyên môn tại các tỉnh, thành mạnh về bi sắt nên chủ yếu là “đóng cửa” tự tập luyện. Thời gian đầu, bộ môn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc nâng cao chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm cho các HLV, VĐV cho dù Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh đã có sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất. Bản thân ban huấn luyện, các VĐV đều tự ý thức được phải có sự cố gắng nỗ lực hàng ngày.

Trước bối cảnh như vậy, bộ môn đã mời một HLV có kinh nghiệm của Nghệ An ra giúp đỡ về chuyên môn trong khoảng thời gian 3 tháng. Dù khá ngắn nhưng đây là giải pháp phù hợp khi không thể mời các chuyên gia, HLV kinh nghiệm từ các tỉnh, thành mạnh về môn bi sắt ở phía Nam. Theo kế hoạch năm 2021, bộ môn sẽ có chuyến tập huấn tại Hà Nội để chuẩn bị cho giải vô địch quốc gia 2021, tuy vậy kế hoạch này đã bị hủy do tình hình dịch bệnh. Đây là thiệt thòi không nhỏ đối với thầy trò HLV bộ môn bi sắt. Chưa hết, giải vô địch quốc gia cũng không thể tổ chức cũng vì nguyên nhân trên. Mới thành lập nhưng trải qua 1 năm đầu tiên chủ yếu là “tập chay”, tuy vậy sự nỗ lực của các VĐV là đáng ghi nhận. Qua đánh giá của bộ môn, 8 VĐV đã vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu và đã bắt nhịp tốt với việc huấn luyện, tập luyện hàng ngày. Các thành viên cốt cán của bộ môn đã chủ động trau dồi công tác huấn luyện nhằm từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn cho các VĐV.

Một trong những giải pháp mà bộ môn bi sắt hướng tới đó là có thể tuyển mộ thêm các VĐV có kinh nghiệm, chuyên môn tốt từ các đơn vị mạnh trong nước để bổ sung nhân lực cho mục tiêu năm 2022, nhất là Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX... Do các giải đấu quốc gia năm 2021 đã bị hủy bỏ, vì vậy bộ môn đã tập trung chuẩn bị cho các giải đấu năm 2022, trong đó chú trọng tập huấn (dự kiến tại Hà Nội) cho HLV, VĐV, mời các HLV có kinh nghiệm, chuyên môn tốt hỗ trợ công tác huấn luyện; bổ sung thêm các VĐV có chất lượng và tạo điều kiện để các VĐV của bộ môn tham gia các giải đấu trong nước, đặc biệt là có sự chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX vào cuối năm 2022 với mục tiêu có huy chương.

Qua trao đổi, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh cho biết, là bộ môn mới, còn non trẻ, phải làm từ “những viên gạch” đầu tiên, vì vậy nhiệm vụ quan trọng của bộ môn bi sắt là xây dựng lực lượng HLV, VĐV có chất lượng cho mục tiêu dài hơi hơn. Trung tâm không đặt nặng thành tích nhưng sẽ tạo điều kiện tốt nhất từ cơ sở vật chất, dụng cụ thi đấu, công tác huấn luyện, tập luyện, tập huấn và tham gia thi đấu các giải quốc gia sắp tới. Về lâu dài, bi sắt được đầu tư để trở thành môn thế mạnh của tỉnh và điều thuận lợi nhất để đạt được mục tiêu trên đó là tố chất của VĐV Thanh Hóa, luôn có sự nỗ lực hết mình, có sự nhạy bén, bắt nhịp nhanh và tinh thần thi đấu vì màu cờ sắc áo.

Bài và ảnh: Mạnh Cường


Bài và ảnh: Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]