(Baothanhhoa.vn) - Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật Biển; Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng kỷ lục cho năm 2023; 6 quốc gia EU vạch "giới hạn đỏ" về giá trần khí đốt của Nga; EU phản bác cáo buộc của Hungary về thiếu hụt nhiên liệu; EU-Palestine ký thỏa thuận đầu tư, tài chính trị giá hơn 80 triệu euro… là những thông tin giới quan trọng sáng 9-12.

Tin vắn thế giới sáng 9-12

Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò của Công ước Luật Biển; Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng kỷ lục cho năm 2023; 6 quốc gia EU vạch “giới hạn đỏ” về giá trần khí đốt của Nga; EU phản bác cáo buộc của Hungary về thiếu hụt nhiên liệu; EU-Palestine ký thỏa thuận đầu tư, tài chính trị giá hơn 80 triệu euro… là những thông tin giới quan trọng sáng 9-12.

Tin vắn thế giới sáng 9-12

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN

* Phát biểu tại phiên họp của Đại hội Đồng Liên hợp quốc nhân dịp kỷ niệm 40 năm thông qua Công ước Luật Biển ngày 8/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tuyên bố rằng việc các nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) 40 năm trước đây là một bước đi quan trọng để điều hành và duy trì trật tự đối với đại dương - nguồn lợi chung to lớn của nhân loại. Tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh đại dương là sự sống, là sinh kế và chất kết nối nhân loại với nhau trong suốt chiều dài lịch sử và các nền văn hóa.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc chỉ ra những thách thức ở thời điểm hiện tại. Đó là việc 35% sản lượng cá của thế giới hiện bị khai thác quá mức. Nước biển dâng cao khi khủng hoảng biến đổi khí hậu tiếp diễn, đại dương đang bị axit hóa và ô nhiễm. Theo ông Antonio Guterres, thế giới cần đề ra tham vọng lớn hơn và dịp kỷ niệm 40 năm ra đời Công ước Luật Biển cần được coi là lời nhắc nhở quan trọng về việc tiếp tục sử dụng thiết chế thiết yếu này để giải quyết những thách thức hiện nay.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển được ký thông qua ngày 10/12/1982 với 107 quốc gia tham, trong đó có Việt Nam. Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và trở thành một trong những văn kiện quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ 20. Đến thời điểm này đã có 168 quốc gia phê chuẩn Công ước.

* Hạ viện Mỹ ngày 8/12 đã ủng hộ dự luật mở đường cho việc thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục 858 tỷ USD vào năm tới, cao hơn 45 tỷ USD so với đề xuất của Tổng thống Joe Biden.

Theo đó, Hạ viện đã thông qua phiên bản thỏa hiệp của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA). Cụ thể, NDAA tài khóa 2023 cho phép chi tiêu quân sự 858 tỷ USD và bao gồm khoản tăng lương 4,6% cho quân đội, tài trợ mua vũ khí, tàu và máy bay, đồng thời hỗ trợ cho Đài Loan trong bối cảnh hòn đảo này phải đối mặt với đe dọa từ Trung Quốc và viện trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

* Trong bức thư gửi Cộng hòa Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, Đại sứ của 6 nước gồm Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Estonia và Luxembourg, đã bày tỏ lo ngại, đồng thời nhấn mạnh “mức giá trần không thể bị hạ thấp hơn nữa hoặc bị thay thế.” 6 quốc gia trên hoài nghi về việc áp giá trần khí đốt của Nga, do lo ngại việc này sẽ gây rối loạn thị trường năng lượng của châu Âu và khiến EU khó khăn hơn trong việc mua nhiên liệu nếu các nhà cung cấp khí đốt chuyển sang bán ở những nơi không bị áp giá trần.

Hiện các nhà ngoại giao EU đang tiếp tục thảo luận nhằm nỗ lực tiến gần hơn một thỏa thuận. 6 quốc gia trên muốn mức giá đề xuất hiện nay sẽ được phê chuẩn tại cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng EU ngày 13/12 tới.

* Ngày 8/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Daniel Ferrie phản bác cáo buộc của Hungary rằng quyết định của EU áp giá trần đối với dầu thô từ Nga là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu tại các trạm xăng dầu của quốc gia Trung Âu này.

Ông Ferrie nhấn mạnh quyết định áp giá trần dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng “không có tác động đến khả năng nhập khẩu dầu của Hungary thông qua đường ống của nước này, vì việc áp giá trần chỉ áp dụng cho mặt hàng dầu vận chuyển bằng đường biển.” Các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào các mặt hàng có nguồn gốc từ dầu và dầu tinh chế của Nga “vẫn chưa có hiệu lực, do vậy không có lý do gì cho thấy các lệnh trừng phạt của EU hiện đang ảnh hưởng đến nguồn cung ở Hungary.”

* Palestine và các đối tác châu Âu ngày 8/12 đã ký kết 5 thỏa thuận đầu tư và tài chính trị giá hơn 80 triệu euro (84,4 triệu USD), bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Liên minh châu Âu (EU)-Palestine lần thứ nhất được tổ chức tại thành phố Ramallah.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Shtayyeh cho biết Diễn đàn doanh nghiệp EU-Palestine lần thứ nhất là một cơ hội hiếm có để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Ông đánh giá cao sự hỗ trợ của Ủy ban châu Âu (EC) và các nước EU đối với nền kinh tế Palestine, cũng như việc ủng hộ thành lập một nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Jerusalem. Thủ tướng Shtayyeh cho biết kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào năm 2019, Chính phủ Palestine đã nhận được sự hợp tác và quan hệ đối tác với EU. Ông khẳng định rằng việc đầu tư vào Palestine là hoàn toàn khả thi ngay cả trong điều kiện bị chiếm đóng. Ông nhấn mạnh Chính phủ Palestine “có khung pháp lý” bao gồm các quy định và chính sách cần thiết để khuyến khích đầu tư, chẳng hạn như Luật khuyến khích đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật truyền thông và nhiều quy định khác.

HG (tổng hợp từ Reuters/AFP/TTXVN)


HG (tổng hợp từ Reuters/AFP/TTXVN)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]