Hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 7/4 dẫn lời Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen kêu gọi người dân nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là công chức và lực lượng vũ trang. Theo Thủ tướng Hun Sen, việc tiêm vaccine tại Campuchia sẽ sớm trở thành yêu cầu bắt buộc chứ nước này sẽ không chờ đợi những người tình nguyện tiêm như trước, trừ những người có vấn đề về sức khỏe được các bác sỹ xác nhận.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lào, Campuchia tăng cường đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng

Hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 7/4 dẫn lời Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen kêu gọi người dân nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là công chức và lực lượng vũ trang. Theo Thủ tướng Hun Sen, việc tiêm vaccine tại Campuchia sẽ sớm trở thành yêu cầu bắt buộc chứ nước này sẽ không chờ đợi những người tình nguyện tiêm như trước, trừ những người có vấn đề về sức khỏe được các bác sỹ xác nhận.

Lào, Campuchia tăng cường đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủngNhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Thủ tướng Campuchia cho biết các đối tượng ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19 tiếp theo trong chương trình tiêm phòng chống đại dịch sẽ là người dân sống ở Phnom Penh và tỉnh Kandal sát thủ đô vì đây đang là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Ông Hun Sen nhấn mạnh: “Vaccine không phải là chất độc, mà là một phần để bảo vệ chính chúng ta, cơ quan của chúng ta và cả xã hội, cũng như bảo vệ công việc của mỗi người. Vaccine cũng không phải loại hàng hóa dễ kiếm trên thị trường hay ngoài hiệu thuốc. Chính vì vậy, khi có cơ hội được tiêm, mọi người nên tiêm phòng ngay.”

Ông Hun Sen yêu cầu tất cả các bộ trưởng, thị trưởng và tỉnh trưởng rà soát xem còn bao nhiêu công chức chưa tiêm phòng vaccine COVID-19 , đồng thời bày tỏ mong muốn tất cả mọi người góp phần ngăn chặn đại dịch bằng cách tiêm vaccine . Hiện tại, gần 100% thành viên quân đội Campuchia đã tiêm mũi vaccine đầu tiên và khoảng 80% hoàn thành mũi tiêm thứ hai.

Trong khi đó, nước láng giềng Lào cũng sẽ mở rộng diện đối tượng được ưu tiên tiêm phòng sau khi nhận được nhiều vaccine từ các nước bạn và các tổ chức quốc tế.

Bên cạnh các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch, Lào sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng cho các cán bộ, viên chức nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở ban ngành ở địa phương, nhân viên các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và gia đình của họ cũng như một số doanh nghiệp trong diện có nguy cơ cao.

Người dân có nhu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể đến các bệnh viện tuyến quận, huyện và trung ương để biết mình có đáp ứng các tiêu chí hay không. Việc tiêm chủng được thực hiện tại các bệnh viện, kể cả những bệnh viện tuyến huyện, nơi có cơ sở vật chất phù hợp.

Cục Vệ sinh và Bảo vệ sức khỏe (Bộ Y tế Lào) cho biết khoảng 932.000 liều vaccine được cung cấp cho Lào gần đây đã được phân phối về các tỉnh. Các loại vaccine này bao gồm 800.000 liều do Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất và 132.000 liều vaccine AstraZeneca/Oxford (Anh) do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất, được cung cấp thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Lào dự kiến sẽ tiêm chủng cho khoảng 20% dân số, tương đương khoảng 1,6 triệu người trong năm nay. Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến tăng lên 50% dân số vào năm 2022 và 70% vào năm 2023, và nhiều người được tiêm chủng hơn trong những năm tiếp theo./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]