Ngày 21/5, Myanmar tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp các nước tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc UNODC nhằm đấu tranh phòng chống ma túy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khai mạc Hội nghị cấp cao phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong

Ngày 21/5, Myanmar tổ chức Hội nghị quan chức cao cấp các nước tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc UNODC nhằm đấu tranh phòng chống ma túy.

Các nhà lãnh đạo cao cấp cơ quan phòng chống ma túy của các nước trong khu vực sông Mekong (Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan); Văn phòng Thường trực phòng chống tội phạm và ma túy Việt Nam (SODC) – cùng với UNODC tham dự hội nghị đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng chống ma túy (MOU), thảo luận về đấu tranh phòng chống ma túy trong khu vực, và đàm phán một kế hoạch chiến lược mới.

Hội nghị đã xem xét những dữ liệu cập nhật nhất, thảo luận chi tiết các chiến lược và chương trình thực thi pháp luật phòng chống ma túy, tư pháp, y tế và phát triển thay thế, đồng thời rà soát lại việc thực hiện chiến lược hiện hành mà các quốc gia thành viên đã thông qua trước đó.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Myanmar, Thiếu tướng Aung Soe cho hay: “Thách thức về ma túy bất hợp pháp không chỉ là vấn đề của một quốc gia, để đảm bảo sự thành công của việc thực hiện chiến lược phòng chống ma túy hiện nay, chúng ta cùng với các đối tác trong khu vực cần tập trung vào tình hình và việc thực hiện chiến lược đó. Hội nghị lần này là một bước tiến để thảo luận về các vấn đề và ưu tiên với các quốc gia láng giềng và UNODC, bao gồm tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, tiêu chuẩn đối với cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng.” Ông Aung Soe cho biết thêm: “Ưu tiên hàng đầu đối với Myanmar là một chiến lược khu vực về kiểm soát tiền chất nhằm làm giảm nguồn cung hóa chất và các chế phẩm dược phẩm vào những khu vực sản xuất ma túy của Tam giác Vàng.” Theo UNODC, từ lâu nay, khu vực sông Mekong đã gắn với sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp, mà cụ thể là heroin, nhưng những năm gần đây khu vực này đang trải qua một chuyển biến đáng kể khác. Sản xuất thuốc phiện và heroin gần đây đã giảm, trong khi các nhóm tội phạm có tổ chức đã gia tăng đến mức báo động tình trạng sản xuất và buôn bán từ methamphetamine thấp cấp dạng viên, đến độ tinh khiết cao dạng tinh thể. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, một số quốc gia tiểu vùng sông Mekong đã bắt giữ số lượng ma túy tổng hợp vượt qua tổng số các vụ bắt giữ trong năm 2017, số lượng lớn methamphetamine có nguồn gốc từ khu vực Tam giác Vàng đã bị bắt giữ ở Australia, Nhật Bản, New Zealand, Malaysia, Indonesia. Theo đại diện của UNODC, việc chuyển đổi sang ma túy tổng hợp như methamphetamine đang gây khó khăn cho các quốc gia trong công tác xử lý, không những do tính chất phức tạp đối với việc đấu tranh các cơ sở sản xuất ma túy bí mật nằm ở khu vực sâu xa mà có thể di động, mà còn đối với tác động về sức khỏe của người sử dụng ma túy. “Theo ước tính gần đây, methamphetamine và heroin đang chiếm trị giá khoảng 40 tỷ USD trên thị trường ma túy trong khu vực,” ông Tào Chí Cường, chuyên gia cố vấn của UNODC cho hay. Ông Tào Chí Cường chỉ rõ, sự phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia trở nên thiết yếu và Bản ghi nhớ (MOU) khu vực Mekong là một diễn đàn tốt nhất cho sự phối hợp này. Tuy sự phối hợp thi hành pháp luật là một phần trong giải pháp tổng thể, nhưng điều quan trọng là các quốc gia cân nhắc giải quyết sự gia tăng về nhu cầu ma túy trong khu vực. Trong những năm gần đây, Bản Ghi nhớ (MOU) khu vực Mekong đã tạo cơ sở để các quốc gia thống nhất quy chế hoạt động tiêu chuẩn (SOP) cho các hoạt động phối hợp thi hành pháp luật đa quốc gia, tiêu chuẩn được điều chỉnh và thống nhất về cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và cung cấp khuôn khổ để các quốc gia trao đổi những ý tưởng và kinh nghiệm về những vấn đề và giải pháp khác.

Các đại diện của Việt Nam tham dự hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Năm ngoái, Bản ghi nhớ khu vực Mekong đã được đưa vào những khuyến nghị của Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng của Liên hợp quốc về vấn đề ma túy thế giới (UNGASS), đảm bảo tập trung vào giảm nhu cầu và giảm thiểu tác động về sức khỏe, cân nhắc cho các chương trình phát triển thay thế cho những cộng đồng sản xuất ma túy và tập trung thực thi pháp luật đối với các nhóm tội phạm xuyên quốc gia có liên quan đến hoạt động ma túy bất hợp pháp. Trong những năm gần đây, thị trường ma túy trong khu vực đã chuyển biến đáng kể. Ông Jeremy Douglas, Đại diện UNODC khu vực phân tích: “Đối phó với tình hình này, cần phải nhận thức những thực tế khó khăn, thống nhất những biện pháp mới ở cấp chiến lược khu vực. Ở Myanmar, điều đó có nghĩa tập trung vào hòa bình và an ninh ở khu vực Tam giác Vàng và những nơi có xung đột và ma túy liên kết với nhau. Đảm bảo quản trị nhà nước và pháp quyền là yếu tố quan trọng đối với việc giảm sản xuất và buôn bán ma túy trong dài hạn.” Sau Hội nghị MOU, các trưởng đoàn đại biểu sẽ đến bang Shan và họ sẽ tiếp xúc với các cộng đồng có liên quan đến sản xuất thuốc phiện, thảo luận những cơ hội mở rộng các chương trình hỗ trợ./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]