Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ trên diện rộng trong tháng Chín khi các nhà máy phải đóng cửa do đại dịch COVID-19 và các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đã gây áp lực lên các nền kinh tế trong khu vực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hoạt động sản xuất đình trệ trên diện rộng tại châu Á trong tháng 9

Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ trên diện rộng trong tháng Chín khi các nhà máy phải đóng cửa do đại dịch COVID-19 và các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc đã gây áp lực lên các nền kinh tế trong khu vực.

Hoạt động sản xuất đình trệ trên diện rộng tại châu Á trong tháng 9

Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một số quốc gia từng hứng chịu sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19 do biến thể Delta đã có sự cải thiện trong hoạt động sản xuất, như Indonesia và Ấn Độ.

Tuy nhiên, hoạt động chế tạo trong tháng Chín vừa qua đã suy giảm ở Malaysia, đồng thời ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong 7 tháng ở Nhật Bản, do tình trạng thiếu chip và gián đoạn nguồn cung đã làm tăng thêm gánh nặng cho khu vực vẫn đang phải vật lộn để thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh.

Bên cạnh đó, đà tăng trưởng kinh tế yếu của Trung Quốc cũng giáng một đòn mạnh vào triển vọng tăng trưởng của châu Á , với Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) vừa công bố ngày 30/9 cho thấy hoạt động sản xuất của nước này bất ngờ giảm trong tháng Chín do tình trạng thiếu điện ngày càng lan rộng.

Những dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang “phủ bóng đen” lên triển vọng của của các nước láng giềng châu Á.

Makoto Saito, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu NLI của Nhật Bản, cho rằng mặc dù các biện pháp hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh tế có thể được dỡ bỏ dần, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại có nghĩa là các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ diễn biến trì trệ trong phần còn lại của năm nay.

Báo cáo mới đây của ngân hàng au Jibun bank cho thấy, chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản đã giảm xuống 51,5 trong tháng Chín từ mức 52,7 của tháng trước đó, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng Hai.

Các nhà sản xuất của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải đối mặt với áp lực từ các biện pháp hạn chế do đại dịch, sự gián đoạn chuỗi cung ứng gia tăng cũng như tình trạng thiếu nguyên liệu thô và giao hàng chậm trễ.

Trong khi đó, chỉ số PMI của Hàn Quốc trong tháng Chín đã tăng từ mức 51,2 trong tháng Tám lên 52,4 nhờ sự mở rộng hoạt động sản xuất và lượng đơn đặt hàng mới gia tăng.

Hy vọng cho hoạt động sản xuất của châu Á xuất hiện khi chỉ số PMI của Indonesia đã tăng từ 43,7 lên 52,2 trong khi PMI của Ấn Độ cũng cải thiện trong tháng Chín lên 53,7.

Từng được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trong việc phục hồi sau đại dịch do sự chậm trễ trong việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 và sự gia tăng đột biến số ca mắc mới bởi biến thể Delta, qua đó làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng và sản xuất của các nhà máy.

Theo THX


Theo THX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]