Ngày 27/1, cảnh sát Ấn Độ đã thắt chặt an ninh và phong tỏa một số tuyến đường chính xung quanh thủ đô New Delhi, một ngày sau khi cuộc biểu tình của nông dân biến thành bạo loạn đã khiến 1 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ấn Độ thắt chặt an ninh tại thủ đô sau cuộc biểu tình của nông dân

Ngày 27/1, cảnh sát Ấn Độ đã thắt chặt an ninh và phong tỏa một số tuyến đường chính xung quanh thủ đô New Delhi, một ngày sau khi cuộc biểu tình của nông dân biến thành bạo loạn đã khiến 1 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Ấn Độ thắt chặt an ninh tại thủ đô sau cuộc biểu tình của nông dânBiểu tình tại Ấn Độ. (Ảnh: WSJ)

Hàng đoàn nông dân Ấn Độ ngày 26/1 đổ về trung tâm thủ đô New Delhi biểu tình phản đối chính sách cải cách nông nghiệp ngay lúc diễn ra cuộc diễu binh nhân Ngày Cộng hòa, buộc cảnh sát phải dựng rào chắn, chướng ngại vật ở nhiều nơi.

Tuy nhiên, sau khi người biểu tình lái máy kéo vượt qua rào chắn an ninh, cảnh sát đã phải dùng tới dùi cui và hơi cay để giải tán, còn những người biểu tình dùng cành cây và thanh kim loại đáp trả lực lượng an ninh, cướp xe buýt... gây ra tình trạng bạo loạn. Theo người phát ngôn của lực lượng cảnh sát, một nông dân đã tử vong khi máy kéo chở người này bị lật vì lao vào rào chắn, trong khi có ít nhất 300 cảnh sát đã bị thương.

Theo truyền thông địa phương, Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah đã ra chỉ thị tăng cường lực lượng an ninh nhằm thiết lập trật tự ở khu vực thủ đô New Delhi. Sáng 27/1, lực lượng cảnh sát và an ninh đã phong tỏa một số tuyến đường lớn bằng rào chắn, gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.

Chương trình cải cách nông nghiệp mới được cho là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình của nông dân Ấn Độ bắt đầu từ cuối tháng 11/2020 đến nay. Quốc hội Ấn Độ hồi tháng 9/2020 đã thông qua hai đạo luật nông nghiệp. Chính phủ Ấn Độ khẳng định các luật này sẽ loại bỏ những người trung gian, giúp người nông dân trực tiếp bán sản phẩm của họ trên thị trường thương mại.

Tuy nhiên, những người phản đối lo ngại điều này có thể dẫn đến việc chính phủ không mua sản phẩm với giá đảm bảo, tạo điều kiện cho thương lái tích trữ lượng lớn hàng hóa không hạn chế và đặt ra các quy tắc mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi cuối tháng 12 năm ngoái đã đề xuất tổ chức đàm phán giữa chính quyền và đại diện các nông dân biểu tình nhằm chấm dứt bế tắc xung quanh chương trình cải cách nông nghiệp mới này./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]