Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án, nhiệm vụ nông thôn miền núi và khoa học công nghệ
Ngày 16/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025 và định hướng đề xuất danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Toàn cảnh hội thảo.
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ KH&CN, Văn phòng các Chương trình KH&CN Quốc gia, Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Học viện KHCN và Đổi mới sáng tạo; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; đại diện các ban, sở, ngành, các trường đại học, các hiệp hội, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước và trong tỉnh.
Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc.
Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 đã triển khai được 8 năm. Tỉnh Thanh Hóa vinh dự là một trong các tỉnh được Bộ KH&CN quan tâm, tạo điều kiện và phê duyệt 27 dự án (trong đó có 16 dự án do Trung ương quản lý, 11 dự án ủy quyền cho địa phương quản lý).
Đại diện Sở KH&CN trình bày báo cáo thực hiện dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc chuyển giao các tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ, thiết bị còn chậm; các nguồn lực cho KH&CN ở các huyện miền núi còn thiếu và yếu, đầu tư cho các nhiệm vụ KH&CN ở các huyện miền núi còn thấp. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN còn khó khăn, bất cập, chất lượng triển khai một số nhiệm vụ KH&CN chưa cao.
Các đại biểu dự hội thảo.
Để Chương trình nông thôn miền núi phát huy hiệu quả hơn nữa, tỉnh Thanh Hóa kiến nghị, cần ban hành cơ chế phối hợp, lồng ghép với các chương trình khác để tập trung sức mạnh tổng hợp về nguồn tài chính và đội ngũ kỹ thuật viên các dự án tại cùng một địa bàn. Có chính sách và cơ chế ưu đãi thúc đẩy các nhà khoa học tìm giải pháp hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao trong các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi.
Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Tỉnh Thanh Hóa cũng định hướng đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 16 Chương trình, trong đó có một số chương trình trọng tâm như: Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2030; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030; Đề án phát triển Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư; Chương trình KC.09/2021-30, “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển”; Chương trình KC.12/2021-30, “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học”.
Đại diện lãnh đạo huyện Thọ Xuân tham luận tại hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá tình hình triển khai các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh và các địa phương; quản lý chất thải chăn nuôi theo tiếp cận kinh tế tuần hoàn nhằm tăng thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
PGS.TS. Cao Trường Sơn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham luận tại hội thảo.
Mô hình kinh tế tuần hoàn, giải pháp chiến lược trong quá trình triển khai các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi. Đề xuất các chương trình tăng khả năng thích ứng, giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu, thiên tai tại khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn tỉnh; một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc chương trình nông thôn miền núi, KH&CN. Đồng thời, trao đổi, hướng dẫn một số điểm mới trong quản lý dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi và các vấn đề khác có liên quan đến công tác nghiệm thu.
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị và giải pháp, Ban tổ chức hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực để tổ chức thực hiện.
Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:54:00
Meta gỡ bỏ hơn 15.000 liên kết chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam trong năm 2024
-
2024-12-11 14:44:00
Thời tiết cuối tháng 12/2024: Dự báo xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại
-
2023-12-15 16:00:00
Thúc đẩy kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo
Tổng kết và trao thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hoá lần thứ 13
Những từ khóa thịnh hành nhất trên Google năm 2023
Nguyên Đặc phái viên về khoa học của Ngoại trưởng Mỹ: “VinFuture nâng vị thế các nước đang phát triển”
Tổng kết và trao giải “Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thanh Hoá năm 2023”
Nuôi gà bằng thảo mộc, không kháng sinh
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công tác văn phòng tại Công ty Điện lực Thanh Hóa
Thúc đẩy phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Cụm thi đua số 4 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
NASA công bố những hình ảnh đầu tiên về tiểu hành tinh Psyche
Google ra mắt AI “đối thủ” cạnh tranh đáng gờm của GPT-4