(Baothanhhoa.vn) - Chỉ vài ngày trước khi chính phủ Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tối 27-5 thông báo đã đạt được thỏa thuận về trần nợ công và đảm bảo ngân sách cho chính phủ trong hai năm tới. Cuộc thảo luận giữa ông chủ Nhà Trắng và Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề cập nhiều vấn đề quan trọng về ngân sách, trong đó quan trọng nhất là điều khoản ngăn chính phủ vỡ nợ.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Chỉ vài ngày trước khi chính phủ Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tối 27-5 thông báo đã đạt được thỏa thuận về trần nợ công và đảm bảo ngân sách cho chính phủ trong hai năm tới. Cuộc thảo luận giữa ông chủ Nhà Trắng và Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề cập nhiều vấn đề quan trọng về ngân sách, trong đó quan trọng nhất là điều khoản ngăn chính phủ vỡ nợ.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: Bloomberg

Tổng thống Biden ca ngợi đây là “bước tiến quan trọng” giúp loại bỏ mối đe dọa từ “nguy cơ vỡ nợ thảm khốc” và bảo vệ đà phục hồi kinh tế của Mỹ. Thỏa thuận sẽ lần lượt được Hạ viện và Thượng viện Mỹ xem xét, với một số nội dung chính đã được Nhà Trắng và ông McCarthy nhất trí trong các cuộc đàm phán căng thẳng.

Gác lại vấn đề trần nợ

Thỏa thuận sẽ đình chỉ hạn mức về số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay cho đến ngày 1-1-2025, ngăn tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra vào ngày 5-6 nếu trần nợ không được nâng.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Đây luôn là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Biden bởi ông không bao giờ muốn để xảy ra một thảm họa kinh tế do vỡ nợ trong nhiệm kỳ của mình.

Việc gia hạn trần nợ thêm hai năm đồng nghĩa quốc hội không phải đối phó với vấn đề này cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Theo giới quan sát Nếu Tổng thống Biden tái đắc cử và đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử, tình trạng nước Mỹ đứng bên bờ vực vỡ nợ sẽ khó có khả năng xảy ra.

Thu hồi tiền cứu trợ COVID-19 chưa sử dụng

Đáp lại lời kêu gọi khác từ đảng Cộng hòa, thỏa thuận sẽ thu hồi hàng tỷ USD trong quỹ hỗ trợ COVID-19 chưa được giải ngân.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Houston, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Một bản ghi nhớ được lưu hành trong ban lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện cho biết các biện pháp hạn chế gồm có cắt giảm 400 triệu USD từ Quỹ Y tế Toàn cầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.

Những người phản đối điều khoản này bày tỏ lo ngại rằng việc cắt giảm quỹ trên sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chuẩn bị ứng phó với đại dịch tiếp theo và ảnh hưởng đến nguồn tiền rất quan trọng từ hệ thống y tế công cộng liên tục bị thiếu ngân sách. Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện cho hay chính phủ vẫn cần tiền để giúp Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia luôn có đầy đủ vật tư y tế thiết yếu.

Một nguồn tin đảng Dân chủ am hiểu vấn đề cho biết ưu tiên của Tổng thống Biden đối với quỹ COVID-19 là “bảo vệ tiền cho y tế công cộng, điều mà chúng tôi có thể làm được”.

Đặt giới hạn chi tiêu đến năm 2025

Thỏa thuận đặt ra mức chi tiêu tối đa hàng năm của chính phủ trong vòng hai năm tới, giữ nguyên mức chi cho các khoản phi quốc phòng trong năm 2024 và tăng 1% vào năm 2025.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại Nhà Trắng hôm 22-5. (Ảnh: Washington Post)

Điều này đồng nghĩa ngân sách cho các chương trình trong nước, bên cạnh an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe, sẽ không thay đổi. Thỏa thuận cũng hướng đến tăng các khoản tài trợ nhằm cải thiện chăm sóc y tế cho cựu quân nhân.

Đây được coi là một nhượng bộ của phe Cộng hòa, những người ban đầu muốn thiết lập mức trần chi tiêu thường niên của chính phủ trong vòng 10 năm tới.

Giảm ngân sách cho Sở Thuế vụ Mỹ

Một nhượng bộ khác mà đảng Cộng hòa đạt được là thỏa thuận sẽ thu hồi 10 tỷ USD trong 80 tỷ USD ngân sách cho Sở Thuế vụ (IRS) đã được phê duyệt theo Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Biden năm 2022. Đạo luật này được ban hành nhằm giúp IRS có thêm năng lực đối phó với hoạt động trốn thuế của những người giàu và các tập đoàn lớn.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Ảnh minh họa. (Nguồn: securityintelligence.com)

Việc tăng ngân sách cho IRS từ lâu đã là mục tiêu công kích của các thành viên Cộng hòa tại quốc hội. Họ luôn bày tỏ không hài lòng trước việc IRS tuyển thêm 87.000 kiểm toán viên và nhân viên thuế vụ, những người sẽ tăng cường điều tra các hành vi trốn thuế.

Ngân sách 10 tỷ USD mà chính quyền Tổng thống Biden dự định phân bổ cho IRS nhằm hiện đại hóa một cơ quan thu thuế đang thiếu nhân lực, hướng tới mục tiêu truy quét các vụ gian lận thuế tài sản.

Tăng yêu cầu với các chương trình phúc lợi

Điểm cản trở cuối cùng trước khi Tổng thống Biden và Chủ tịch McCarthy đạt được thỏa thuận là tranh cãi liên quan đến tăng yêu cầu về việc làm với những người thụ hưởng các chương trình phúc lợi, điều mà đảng Cộng hòa muốn thúc đẩy nhưng Nhà Trắng phản đối.

Theo thỏa thuận cuối cùng mà hai bên đạt được, Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung được điều chỉnh, buộc những người trưởng thành khỏe mạnh từ 54 tuổi trở xuống không có con cái phụ thuộc chỉ có thể nhận phiếu hỗ trợ thực phẩm trong thời hạn nhất định nếu họ không thể đáp ứng một số yêu cầu công việc cụ thể.

Nhưng thỏa thuận này cũng sẽ tăng trợ cấp lương thực cho người vô gia cư và cựu chiến binh, điều khoản được coi như một thắng lợi với Nhà Trắng.

Thỏa thuận đề ra các yêu cầu bổ sung về việc làm đối với những người nhận phúc lợi từ chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho các Gia đình Nghèo khó, nhưng không có thay đổi nào với Medicaid, điều mà Tổng thống Biden kiên quyết khẳng định ông sẽ không ủng hộ.

Giữ nguyên ưu đãi thuế với người giàu

Tổng thống Biden hy vọng có thể hạn chế cắt giảm chi tiêu thông qua tăng nguồn thu bằng cách thu hồi ưu đãi thuế mà cựu tổng thống Donald Trump ban hành năm 2017 với những người Mỹ và tập đoàn giàu có nhất, đồng thời bịt kín các lỗ hổng thuế mà giới siêu giàu lợi dụng.

Sáu điểm nhấn trong thỏa thuận giúp Mỹ tránh vỡ nợ

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 24-5. (Ảnh: Reuters)

Nhưng thỏa thuận đạt được với Chủ tịch Hạ viện McCarthy hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này, đồng nghĩa các ưu đãi thuế với người giàu Mỹ vẫn nguyên hiệu lực.

Khi hệ thống thuế chưa được tác động tới, Tổng thống Biden nhiều khả năng sẽ biến lời kêu gọi những người Mỹ giàu có “đóng thuế công bằng” trở thành trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử của mình, giới chuyên gia nhận định.

Dù vậy, số phận của thỏa thuận vẫn chưa chắc chắn, khi nó phải được lưỡng viện thông qua. Những người bảo thủ đã phản đối thỏa thuận mà họ cho là không đủ để cắt giảm chi tiêu liên bang, trong khi một số người theo chủ nghĩa tự do lo ngại rằng nó sẽ hy sinh các khoản tài trợ cho những ưu tiên chính của họ.

“Tôi tha thiết kêu gọi lưỡng viện thông qua thỏa thuận đó”, Tổng thống Biden tuyên bố sau khi thông báo về thỏa thuận mà ông đã rất nỗ lực để đạt được với Chủ tịch Hạ viện McCarthy.

Hoàng Sơn

(Theo Washington Post, USA Today, Reuters)


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]